Tựa Như Mây Khói - Chương 4
9.
Cây trâm rơi xuống đất.
Mẹ vỗ vào người ta, bà nghĩ ta đã đắc tội khách quý.
Đoạn Thần cười nói: “Không sao, nhặt lên là được.”
Một thị vệ định tiến lên nhặt lại bị hắn liếc mắt ra hiệu lui xuống.
Đoạn Thần khom người nhặt trăm hoa quế lên lầu sạch: “Ta mua hết tất cả thịt.”
Mẹ ta vui mừng: “Được.”
Lúc mẹ ta chặt thịt, một ít thịt vụn văng lên quần áo Đoạn Thần nhưng hắn chỉ hơi nhíu mày, không để tâm lắm.
“Ngươi thích tên thư sinh kia?”
Mẹ nhận ra hắn đang hỏi ta nên mới cảm thấy có gì đó bất thường.
Ta gật đầu: “Đúng vậy.”
Đoạn Thần chỉ nói một chữ “tốt” rồi xoay người bỏ đi.
Buổi tối, mẹ hỏi thăm ta, thế là ta kể rõ mọi chuyện với bà.
Vẻ mặt mẹ trở nên rối rắm: “Mẹ vừa cảm thấy con ngốc vừa may mắn vì con đã quay về.”
Ngày hôm sau, thư sinh cưới vợ, nghe nói là do Thế tử làm mai, hai bên gia đình cũng môn đăng hộ đối.
Đội ngũ rước dâu đi ngang qua cửa hàng thịt, kiệu hoa đỏ rực thể hiện sự vui mừng, thư sinh cười tươi rói, vẻ mặt hạnh phúc.
Ta dùng sức chặt thịt lợn.
Đoạn Thần bước ra từ trong dòng người, lần này chỉ có một mình hắn mà thôi.
“Ngươi đang tức giận, ngươi thích hắn thật ư?”
Ta không thể hiểu nổi vị Thế tử này, ta hỏi hắn: “Thế tử, rốt cuộc ngài muốn làm gì?”
Đoạn Thần dời mắt: “Ta muốn xin lỗi ngươi. Hôm đó, ngươi hỏi ta về khế ước bán thân, ta không nghĩ ngươi muốn… rời khỏi ta nên mới nói nhiều lời khó nghe như thế. Ta nói ngươi thô lỗ, không thú vị, không biết thân biết phận đều là sai, thật ra ngươi vừa thông minh lại tốt bụng, ngươi đối xử tốt với tất cả mọi người, nhất là ta.”
Ta đặt dao xuống, bình tĩnh nhìn hắn: “Thế tử, ngài còn hồ đồ hơn ta, ngài không hiểu được suy nghĩ trong lòng ta đâu.”
Đoạn Thần lấy cây trâm ra: “Ngươi không thích làm thiếp, ngươi muốn một đời một kiếp một đôi với người trong lòng ngươi. Ta đã suy nghĩ rất lâu, ta nghĩ bản thân có thể làm được.”
Dưới ánh mặt trời, cây trâm tỏa sáng rực rỡ giống như thân phận Thế tử của hắn vậy, mà cây dao chặt thịt dính máu của ta cũng giống như thân phận của ta.
Hai người vốn không liên quan sao phải cứng rắn tới với nhau chứ.
Thời gian sau đó, ngày nào Thế tử cũng đến chỗ ta.
Vì ta, hắn trở thành trò cười của người khác.
Lúc trước, mọi người nói do hắn biến thành kẻ ngốc mới thích một nha hoàn.
Còn bây giờ lại có người nói bệnh của Thế tử vẫn chưa khỏi hẳn, phải chữa trị tiếp.
Sau đó, mọi người dần quen với chuyện kỳ lạ.
Ví dụ như việc Thế tử bán thịt lợn.
Ta không biết Hầu gia nghĩ thế nào, nhưng ngay cả mẹ ta cũng nói Thế tử điên rồi.
Quần áo bị dơ Đoạn Thần cũng không thèm quan tâm, mẹ ta mời hắn ở lại ăn cơm, Đoạn Thần lập tức đồng ý.
Ghế ở nhà ta đều là đồ tự làm, mặt trên không được mài nhẵn nên dễ làm hư quần áo.
Ta quen tay lấy cho hắn một cái đệm.
Đến khi hắn ngồi xuống, ta mới giật mình.
Trước đây ta săn sóc hắn là vì thích hắn, còn bây giờ chỉ vì ta lo cho hắn chỉ vì hắn là Thế tử mà thôi.
Bữa cơm này ta ăn chẳng ngon miệng chút nào.
Mẹ ta ăn xong lập tức bỏ đi, bà muốn chừa lại không gian để ta nói chuyện rõ ràng với Thế tử, không làm ảnh hưởng việc buôn bán.
“Thế tử, ngài quay về đi.”
Đoạn Thần tiếp tục gắp thức ăn, miệng nhai không ngừng.
Hồi lâu sau hắn mới hỏi lại: “Có thể gọi ta là A Thần được không? Lan Linh cũng vậy mà Nhị Hoa cũng thế, sau khi nàng rời đi, ta lúc nào cũng nhớ nàng, ta rất hối hận vì đã để nàng phải chịu mười roi kia. Nàng nói nàng thích người dịu dàng, ta sẽ sửa từ từ.”
Mắt hắn đỏ lên: “Lan Linh, ta đã làm đến nước này…”
Ta ngắt lời hắn: “Thế tử vốn không hiểu ta nghĩ gì, ngài là Thế tử, gánh vác vinh quang của cả Hầu phủ. Tương lai, ngài sẽ trở thành thần tử, cách vách kế sinh nhai của dân chúng và công việc trên triều đình. Ngài không nên ngồi ăn cơm ở đây. Giống như việc ta kê sẵn đệm cho ngài ngồi, dù thời gian trôi qua bao lâu thì ngài vẫn mãi là Thế tử, còn ta là nha hoàn. Khoảng cách giữa chúng ta không phải là cái bàn gỗ này mà là rất nhiều người và rất nhiều chuyện khác, chúng ta không bao giờ xứng đôi. Thứ ta muốn ngài không thể cho ta, mà người ngài cần cũng không phải ta. Chúng ta hãy cùng nhau lãng quên khoảng thời gian mấy tháng kia đi.”
Hai chúng ta lặng lẽ ngồi đó đến khi mặt trời lặn, xem như lần cuối ở bên nhau. Tuy nhiên, trước khi rời đi, Đoạn Thần vẫn bỏ lại một câu: “Ngoài nàng ra, ta sẽ không cưới ai nữa cả.”
Ta cười hắn quá ngây thơ.
10.
Đại phu nhân sai người đưa Thế tử về phủ.
Cuộc sống của ta và mẹ ổn định trở lại.
Có điều, Hầu phủ vẫn luôn phái người tới mua thịt, thuận tiện mang thư và một số trang sức đến.
Mẹ ta thở dài: “Thế tử cứ quậy như vậy mãi, ta không biết hắn có cưới được vợ hay không nhưng con chắc chắn không thể gả đi được.”
Thời gian lặng lẽ trôi, ta nghe nói Thế tử đã từ chối rất nhiều đối tượng mai mối.
Đại phu nhân giận tới mức bệnh không dậy nổi.
Đối với vấn đề này, Hầu gia không mấy bận tâm, tuy Thế tử không chịu đón dâu, nhưng sau khi vào triều làm quan, hắn đã nhận được sự tán thưởng của Thánh thượng. Hắn chuẩn bị lên đường đánh giặc, gầy dựng sự nghiệp.
Tuy nhiên, chuyện này chẳng liên quan gì đến ta cả.
Ta và mẹ chuyển sang một cửa hàng lớn hơn, việc buôn bán rất phát triển.
Bọn đệ đệ dần lớn lên, có thể giúp đỡ khá nhiều việc.
Ta cũng có thời gian ra ngoài.
Đề tài bàn tán của người dân liên tục thay đổi, không còn liên quan gì đến ta và Thế tử nữa.
Thỉnh thoảng khi nhìn thấy người ta có đôi có cặp, ta hơi ngưỡng mộ.
Gần đây, ta phát hiện trên phố bỗng xuất hiện một nam nhân tuấn tú bán giỏ tre.
Có lẽ hắn là người từ nơi khác đến, chưa từng nghe thấy những lời đồn vớ vẩn.
Nhân lúc mua giỏ tre, ta hỏi thăm: “Ngươi đến từ đâu thế? Bao nhiêu tuổi rồi? Đã có vợ chưa? Tên ngươi là gì?”
Nam nhân ngượng ngùng nhìn ta, mặt y nóng lên nhưng vẫn nghiêm túc trả lời: “Ta đến từ Bình Giang, năm nay hai mươi tuổi, chưa có vợ. Tên ta là Phương Vân Yên.”
Ta khen ngợi: “Tên hay.”
Tất cả mọi chuyện trong quá khứ đều trôi qua tựa như mây khói.
Tiếng vó ngựa vang lên phía sau, bụi đất tung bay. Ta chế mũi và miệng, nhìn đoàn binh lính mặc áo giáp cưỡi ngựa lướt qua.
Ấn đường của người dẫn đầu lộ rõ sự kiêu ngạo.
“Cô nương, cô nương!”
Ta hỏi: “Chuyện gì thế?”
“Ngươi tên gì?”
Đây là lần đầu tiên ta cảm thấy cái tên mà mẹ đặt cho ta quá xấu.
“Tên ta là Nhị Hoa.”
Phương Vân Yên bắt chước ta: “Tên hay.”
Không biết mẹ ta nghe nói về Phương Vân Yên từ đâu mà lại tự mình đi tìm hiểu.
Sau khi quay về, bà tán thưởng: “Đứa nhỏ kia khá tốt, mẹ đã kể cho y nghe về con, y đã biết hết mọi chuyện nhưng vẫn hỏi mẹ con thích gì.”
Đây là lần đầu tiên có một nam nhân hỏi ta thích gì.
Ta nói với y: “Ta thích nhất là hoa đào, thích ăn thịt và trẻ con.”
Năm sau, bọn ta thành thân.
Đội ngũ đón dâu của bọn ta cũng rất dài, ta mặc áo cưới mẹ mày cho ta và nắm tay Phương Vân Yên.
Phương Vân Yên dễ mắc cở, mỗi lần người trên trấn chọc ghẹo, y sẽ mỉm cười nhìn ta và gọi ta là nương tử.
Y dạy ta đan giỏ tre, giúp ta cho lợn ăn, trồng một cây hoa đào trong sân cho ta.
Cuộc sống vừa bình dị lại đơn giản, nhưng ta vẫn luôn mong chờ ngày mới đến.
Chiến tranh nơi phương xa đã ổn định, Thế tử thắng trận trở về. Thánh thượng tự tay kéo tơ hồng, ban hôn cho muội muội vừa tới tuổi cập kê của Hoàng hậu và Thế tử.
Thế tử đồng ý.
Câu nói lúc mặt trời lặn: “Ngoài nàng, ta sẽ không cưới ai khác nữa” cũng bay theo gió.
Một năm nữa trôi qua, con ta ra đời vào lúc tuyết rơi dày đặc.
Ta nắm chặt tay Phương Vân Yên, mỗi lần cơn đau ập tới, ta sẽ đánh y, nhưng y không hề lên tiếng.
Phương Vân Yên rơi nước mắt: “Nương tử, sinh một đứa là đủ rồi.”
Ta hùa theo: “Đủ, đủ rồi.”
Lúc đặt tên con, bọn ta gặp khó khăn.
Mẹ ta muốn đặt tên là Phương Tiểu Hà, bởi vì phía trước nhà bọn ta có một dòng sông.
Còn ta lại muốn đặt tên con là Phương Bình An, cầu mong con bé cả đời bình an, suôn sẻ.
Phương Vân Yên im lặng suy nghĩ rồi nói: “Phương Bình An rất hay.”
Mẹ ta cười nói: “Nhị Hoa nói gì cũng hay.”
Năm mới đến, tiếng pháo trúc nổ vang, thì ra khi còn người ta cảm thấy hạnh phúc, thời gian lại trôi nhanh như vậy.