Tự Thương Lấy Mình - Chương 3
7
Hai tuần sau, tôi được xuất viện.
Vì được thầy cô bạn bè giúp đỡ chuyện đi lại nên cũng khá ổn.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chớp mắt đã thi xong học kỳ này.
Mọi người tranh cướp vé xe, chuẩn bị về quê.
Qua hai tháng nghỉ ngơi, chân của tôi đã gần như lành.
Hôm nay, khi tôi đang sắp xếp đồ trong phòng thì mẹ tôi lặn mất tăm hai tháng cuối cùng cũng gọi điện.
“Này, Tống Gia Ninh, mấy ngày tới tao có việc không ở nhà, một tháng nghỉ tết này mày đừng về.”
“Được nghỉ đông có một tháng, không cần đi đi về về cho vất vả ra.”
“Hơn nữa vé tàu không rẻ, hai tháng trước mày làm phẫu thuật đã tốn quá nhiều tiền rồi, hay là tiết kiệm chút đi, tiền không phải lá rụng.”
Mẹ nói một lèo, không đợi tôi đáp lại đã cúp điện thoại.
Tôi ném điện thoại đi, bỏ quần áo đang gấp xuống, ngồi thẳng người lên.
Trong đầu dẫn hiện lên cảnh đón tết năm ngoái.
Nhà chẳng chuẩn bị gì.
Mấy khúc xương để trong tủ đông đã chuyển thành màu xám đen.
Hầu như tất cả cửa hàng đã đóng cửa, ngoài chợ thì vắng vẻ, không còn mấy sạp hàng bán.
Tôi mua ít rau củ và phần thịt bò nạm, làm một nồi thịt bò mẹ thích ăn nhất.
Buổi chiều, mẹ nói mẹ phải ra ngoài, nhưng tận đến khi trên màn hình TV đếm ngược sang năm mới, mẹ vẫn chưa về.
Gọi điện thoại thì mẹ bực bội đáp, còn có tiếng “xoành xoạch” đánh mạt chược.
“Mày phiến thế, tao đi gặp bạn, chơi vài ván bài, hối cái gì mà hối!”
“Trời ơi, sao lại là ba vạn… Đúng là cái gì càng sợ thì nó càng tới…”
Cuối cùng, mẹ gào lên trong điện thoại: “Cút cút cút, đang hên thì bị cuộc gọi điện của mày phá hỏng, thứ xúi quẩy!”
Trong vô tuyến ca múa tưng bừng, người người vui vẻ hân hoan.
Thỉnh thoảng lại có tiếng cười đùa của nhà hàng xóm vang lên, tựa như mỗi người mỗi nơi đều tràn ngập tiếng cười.
Ánh mắt tôi dừng lại trên đĩa thịt bò xào đã lạnh ngắt, tạo thành một lớp mỡ đông.
Căn nhà lạnh như băng ấy, không về cũng tốt.
Tôi gọi điện cho cô phụ trách: “Cô Lưu ạ, cô có thể phát cho em một đơn xin ở lại trường trong kỳ nghỉ đông này không ạ?”
Cô Lưu đến hỏi tôi nguyên do, hỏi tôi tại sao bị gãy chân mà vẫn chưa về, có phải có mâu thuẫn với gia đình không, có cần cô hỗ trợ không.
Tôi lấy đại một lý do, lấp liếm cho qua.
Cô thấy tôi không muốn nói nhiều thì đành dặn tôi chú ý an toàn trong kỳ nghỉ, có chuyện gì thì gọi cho cô.
Cô đúng là một nhà giáo tâm huyết.
Trong hay năm này, hơi ấm cô cho tôi hơn nhiều những gì mẹ cho tôi trong suốt cuộc đời này.
Gần kỳ nghỉ thôi mà cả ký túc đã chẳng còn mấy mống.
Cũng may nhà ăn của trường vẫn hoạt động một ô, phục vụ bữa ăn cho người không về quê.
Nhưng tôi bị gãy chân nên hai tháng nay không thể đi làm tiền tiết kiệm cũng không còn mấy, thật sự rất lo lắng.
Đúng lúc ấy, Lam Hân đến xách hành lý giúp Lam Thấm, nghe được chuyện tôi muốn ở lại trường từ cô quản lý ký túc xá.
Thế là hai chị em tới gõ cửa phòng tôi, mời tôi đến nhà họ ăn tết.
Mới đầu tôi không đồng ý.
Trước đó đã phiền họ nhiều rồi.
Nhưng Lam Hân không ngừng nguyên nhủ, còn sắp hành lý giúp tôi: “Dạo này chị có chuyện vui, cũng muốn mời cơm, là chị em với nhau thì nể chị tí.”
Lam Thấm cũng nhiệt tình nắm tay tôi: “Mình có một chuyện muốn nhờ, có thể làm cho mình mấy mẻ bánh rán được không? Hai tháng rồi không được ăn đồ cậu làm, thèm phát khóc luôn á.”
Hai người kẻ tung người hứng, sưởi ấm trái tim tôi.
8
Đến nhà họ mới biết, hóa ra gia cảnh nhà họ lại tốt như vậy.
Giữa trung tâm thành phố lại có biệt thự cao cấp, yên bình giữa chốn ồn ào tấp nập.
Vào dịp nghỉ lễ, cô giúp việc xin nghỉ, chị em hai người đã lên kế hoạch dọn nhà cơm nước.
Hóa ra ba của hai người cũng qua đời vào hai năm trước.
Cô nhà đang sống an nhàn sung sướng phải quay trở lại chốn thương trường, gồng gánh cái nhà này.
Hai chị em cũng đang hỗ trợ mẹ theo cách riêng của mình.
Nhìn cả nhà ba người hạnh phúc vui vẻ, tôi hâm mộ vô cùng.
Chân của tôi đã gần khỏi rồi.
Tôi chuẩn bị nguyên liệu làm bánh rán, còn nhận làm thêm một số loại bánh nữa.
Tết ngày ấy, chúng tôi quây quần quanh nồi lẩu nóng hôi hổi.
Lúc dùng bữa tối, cuối cùng Lam Hân cũng công bố một bí mật mà chị ấy đã nhắc tới từ rất lâu trước đó.
Chị lấy ra một tờ giấy khen, tranh của chị được giải.
Giải nhất của hạng mục tranh minh họa cho sách thiếu nhi.
Nhưng thật ra Lam Thấm đã đoán được từ lâu, hai chúng tôi đã làm một chiếc bánh kem để ăn mừng.
Bánh kem hai tầng màu lam nhạt, dùng thêm bơ trắng trang trí, cảm giác đậm chất không khí Bắc cực.
Trên mặt có ba con gấu bắc cực làm từ sô cô la trắng, gấu mẹ đang ôm hai bé gấu con trong lòng.
Hai gấu con tựa đầu vào nhau, hạnh phúc rúc vào lòng gấu mẹ.
Hai chúng tôi đã nghiên cứu vi deo rất lâu, thử làm rất nhiều lần, cuối cùng cũng mô phỏng được hình ảnh trong tranh của Lam Hân.
Lúc hai chúng tôi lấy bánh kem ra, Lam Hân luôn dửng dưng mà mắt đã đỏ hoe.
Khung cửa sổ được trang trí chuối khánh, đèn nhấp nháy, còn có một đôi đèn lòng đỏ chót đậm chất không khí ngày lễ tết.
Trên bàn bày đồ ăn nóng hổi, đây đều là thành quả từ cố gắng của chúng tôi.
Chương trình trên TV tưng bừng, pháo hoa rực rỡ trong đêm tối, chúng tôi bên nhau, đắm chìm trong tiếng cười.
Từ khi sinh ra đến nay, đây là cái tết ấm áp nhất tôi được trải qua.
Nếu không phải mẹ tôi đột nhiên tìm tới, có lẽ đây sẽ là kỳ nghỉ hoàn hảo trong cuộc đời của tôi.
9
Sáng sớm mùng Tám, tôi bị tiếng chuông cửa liên hồi đánh thức.
Người mở cửa là Lam Hân, chị vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn, mơ màng nói với hệ thống cửa: “Cô tìm ai?”
“Ôi, là cô đây! Cháu gái à, cháu không nhớ cô à?”
“Ninh Ninh nhà cô làm phiền nhà cháu quá!”
Là tiếng gào đặc biệt chỉ có ở mẹ tôi.
Đầu tôi ong ong.
Mẹ tôi cầm theo một cái túi vải, xô nước, khăn lau và chổi lồng gà.
Tôi trợn mắt há mồm nhìn mẹ: “Mẹ à, sao mẹ lại tới đây?”
Mẹ liếc tôi: “Chẳng phải vì mày à! Năm mới Tết đến còn gây chuyện!”
Nói rồi nhìn sang Lam Hân, thay đổi hoàn toàn thái độ, tươi cười nói: “Ninh Ninh ăn chực uống chờ ở nhà cháu nhiều ngày như vậy, cô rất áy náy, có phải giúp việc nhà cháu nghỉ tết rồi không?”
“Cô tới dọn dẹp nhà cửa cho cháu!”
“Nhà mình không cần chuẩn bị, cô mang theo cả chăn đệm rồi, cô có thể ngủ cùng phòng với Ninh Ninh!”
Mẹ tôi vừa nói vừa đi nhanh vào trong mà chẳng chút xấu hổ.
“Mẹ!”
Tôi chực khóc, kéo mẹ vào phòng: “Mẹ lại định gây chuyện gì thế!”
“Mày còn có mặt mũi nói tao? Tao còn chưa hỏi mày đâu, không phải bảo mày ở lại trường học à? Cái thứ một ngày không gây chuyện thì không chịu nổi!”
Mắng tôi xong, mẹ hạ giọng, ra vẻ bí hiểm thì thầm vào tai tôi: “Mẹ đọc được tin con nhóc Lam Hân kia thắng giải lớn.”
“Hơn nữa mày biết ba nó là ai không?”
“Họa sĩ nổi tiếng Lam Chính Đào đấy!”
Mẹ tôi đắc ý nhìn tôi: “Nhà nó còn có một cái công ty, nghe nói rất có tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật.”
Trong lòng tôi lập tức dâng lên nghi ngờ.
Mẹ chỉ biết chơi mạt chược, tại sao lại đột nhiên chú ý tới những chuyện này.
Tôi cảnh giác nhìn mẹ: “Chú Lam đã mất rồi. Rốt cuộc mẹ muốn làm gì?”
Mẹ véo tay tôi: “Lão ta chết rồi nhưng không phải vợ của lão vẫn còn sống à? Công ty và nguồn lực vẫn còn à?”
Mẹ do dự một lát, có lẽ cảm thấy không cần phải lừa tôi nữa nên đã nói rõ ngọn nguồn cho tôi biết.
“Tống Gia Ninh, mày còn có một người anh tên Trương Gia Soái, bị thằng cha thất đức của mày cướp mất lúc ly hôn.”
Hóa ra người tôi gọi ba hai mươi năm lại là dượng của tôi.
Tính cảm giữa ba ruột và mẹ tan vỡ, ly hôn từ rất lâu về trước.
Lúc ly hôn, hai người đều muốn nuôi con.
Ba ruột có điều kiện kinh tế tốt hơn, hơn nữa lúc ấy tôi còn quá nhỏ, cuối cùng mẹ vẫn không thể giành được quyền giám hộ nuôi anh trai.
Sau khi ly hôn, người thân ở quê lại mai mối cho mẹ, chính là dượng của tôi, ông đi khám phát hiện vô sinh, vừa bị vợ trước bỏ.
Họ hàng khuyên mẹ: “Người kia hiền lành, kiếm được bao nhiêu tiền cũng đưa cho vợ, không thì một thân một mình con gái, lại còn có con nhỏ, cuộc sống sau này sẽ rất khó khăn.”
“Vô sinh thì càng tốt, sau này Soái Soái lớn sẽ về tìm mẹ ruột, đến lúc đó đưa hết tiền cho con trai, không tin nó không thân với mẹ?”
“Bây giờ ai được nuôi con trai không quan trọng, quan trọng là sau này con theo hai.”
“Cười cuối cùng mới là kẻ tháng.”
Mẹ tôi cảm thấy có lý.
Sau khi Trương Gia Soái bị chồng trước mang đi, đã hơn mười năm mà vẫn chưa gặp lại nhau.
Tết năm ấy quả thực rất đặc biệt, Trương Gia Soái không chỉ về nhà thăm mẹ mà còn ở lại nhà mấy ngày.
Bảo sao mẹ không cho tôi về, còn chê tôi chiếm mất chỗ ở.
Tôi chợt nghi ngờ, liệu có phải anh trai biết mẹ có tiền bồi thường của ba nên mới liên lạc lại với mẹ.
Nhưng mẹ tôi không những không nghi ngờ mà lại đắm chìm trong vui sướng được đoàn tụ với con trai, mồm liến thoắng: “Anh của mày theo học mỹ thuật, chẳng mấy sẽ tốt nghiệp, mày thân với nhà họ Lam thế thì bảo nhà họ kiếm việc cho anh mày đi.”