Ta Viết Dã Sử Hot Khắp Dân Gian! - Chương 1
01.
Cha ta là sử quan, vì ghi chép trung thực về việc “Nhiếp chính vương glết vua soán ngôi” mà bị bỏ tòo.
Anh trai ta tiếp quản ngòi bút sử quan, vẫn viết “Nhiếp chính vương glết vua”, vậy là tiếp tục bị đày ra ngoài biên ải.
Trước khi bị đày, anh trai đã trao cho ta cây bút sử quan và cẩn thận dặn dò.
“Ghi chép sự thật là trách nhiệm của sử quan.”
“Nếu muội không làm được, thì đừng nhận lấy cây bút này.”
Ta tuân theo lời dạy, cẩn thận khóa cây bút sử quan lại, rồi bắt đầu viết “Dã sử” phát hành ra dân gian.
Câu chuyện đầu tiên mà ta chắp bút đó là:
“Nhiếp chính vương từng làm nam kỹ, bán thân nuôi miệng hòng sống sót trở về kinh đô, lần này hắn thề, nhất định sẽ giành lại tất cả những gì thuộc về mình!”
02.
Kết quả là “Dã sử” bán rất chạy.
Chủ tiệm sách liên tục gửi thư thúc giục ta viết hồi tiếp theo.
Nghe nói cuốn sách được đọc nhiều nhất trong nhà xí của Quốc Tử Giám chính là cuốn “Dã sử” này.
Tương truyền có một học trò Quốc Tử Giám bị thầy phát hiện là đang đọc “Dã sử”.
Thầy liền giận dữ quở trách:
“Sách tiên hiền thì không chịu học, lại suốt ngày mê mẩn loại yêu thư này!”
Cuốn “Dã sử” đó xui xẻo đã bị thầy tịch thu.
Nào ngờ, ngày hôm sau thầy đến giảng bài, hai quầng thâm dưới mắt còn hơn cả gấu trúc.
Một gia nhân phục vụ trong Quốc Tử Giám kể:
“Thầy học hành chăm chỉ, đêm qua đọc sách suốt đêm, miệng còn hô to ‘Thề sẽ giành lại tất cả!'”
Học trò đồng loạt kinh ngạc.
Đây chẳng phải là lời của Nhiếp chính vương trong “Dã sử” đó sao!
Vài ngày sau, thầy lén lút tìm đến học trò.
Thầy rón rén, nhẹ nhàng, hồi lâu mới mở miệng thì thầm:
“Trương sinh, thầy hỏi ngươi, ngươi mua yêu thư đó ở đâu, còn có hồi tiếp theo không?”
Học trò lo sợ, hỏi thầy muốn làm gì.
Thầy chắp tay ra sau lưng, tỏ vẻ đạo mạo:
“Loại yêu thư này, tất nhiên phải đánh giá cẩn thận mới được! Ta thấy sách này chưa đầy đủ, sợ rằng phần sau sẽ có bước ngoặt oan uổng cho hắn, mau đưa hồi tiếp theo cho ta xem xem có phải là như vậy không.”
Học trò ngây ngô gật đầu.
Vội vàng chạy đến tiệm sách thúc giục chủ tiệm.
Ai ngờ trong tiệm sách bây giờ cũng toàn là những người đọc sách đến thúc giục giống như cậu.
Đám người đọc sách phẫn nộ: “Viết đến chỗ quan trọng nhất, lại chỉ còn một câu – Muốn biết chuyện sau ra sao, xin đón đọc hồi sau.”
“Mỗi ngày đi ngủ, cứ nghĩ đến việc chưa đọc được phần sau là ta lại gãi tai gãi đầu, cả đêm không ngủ được!”
“Ta chỉ hỏi ông, hồi tiếp theo ở đâu?! Nhiếp chính vương về kinh đô rồi giành lại tất cả như thế nào?”
Họ túm lấy cổ áo chủ tiệm chất vấn.
Chủ tiệm chỉ có thể nhét một ít bạc vụn, rồi vội vàng viết thêm vài bức thư cho ta:
“Tôn nương, thần tài của ta ơi! Xin cô hãy viết nhanh! Nếu không viết hồi tiếp theo ngay, họ sẽ xé xác ta ra mất!”
03.
Ta nắm những đồng bạc vụn trong thư, cảm thấy việc này cũng không tệ.
Vừa không lo bị chém đầu, lại còn nhận được thù lao hậu hĩnh.
Dù sao ta cũng nhát gan, không thể viết chính sử được nữa, chỉ có thể viết ít dã sử để sống qua ngày.
Những người làm quan thật trong triều ai lại rảnh rỗi đi đọc dã sử chứ.
Thứ không thể đăng đàn của ta, cũng chỉ kiếm được vài đồng bạc.
Quay về mua ít rượu thịt ngon cho cha trong ngục, rồi gửi ít bạc cho anh trai bị đày đến nơi lạnh lẽo khổ sở.
Nhưng hồi thứ hai nên viết thế nào đây?
Ta lật lật tác phẩm của Thái sử công, lấy từ “Lã Bất Vi liệt truyện” phần miêu tả về nam sủng Lão Ái của Tần hậu, rồi vừa biên vừa bịa ra hồi thứ hai:
“Nhiếp chính vương vào kinh gặp khó khăn, thuật xoay vòng làm chấn động giới quý phụ!”
04.
Hồi này vừa in ra, đã gây chấn động trong giới học trò kinh thành!
Có học trò hỏi: “Cái của Nhiếp chính vương thật sự có thể xoay chuyển bánh xe sao?!”
Có học trò nghiên cứu kỹ nói: “Chắc là không thể.”
Học trò nghiên cứu còn làm một cuộc thí nghiệm.
Anh ta tìm mười gã đàn ông cường tráng trong kinh thành, đều là những người “nổi tiếng chốn phong lưu bên ngoài”.
Lại tìm một cái bánh xe.
Nhà học trò nghiên cứu này rất giàu, anh ta bảo mười gã đàn ông cường tráng: “Ai có thể làm chuyển động bánh xe, sẽ được thưởng hai lạng bạc.”
Đám đàn ông cường tráng tưởng anh ta đang làm việc thiện.
Chỉ một cái bánh xe thôi, với thân hình cơ bắp của họ làm sao không chuyển động được?
Nhưng học trò nghiên cứu lại lắc đầu, lấy ra cuốn “Dã sử” kia:
“Dùng phương pháp trong sách, dùng ‘nội công’ để xoay chuyển!”
Đám đàn ông cường tráng cả đời chưa từng nghe yêu cầu kiểu này.
Nhưng vì tiền bạc, họ đành chịu đựng.
Chỉ có điều mười người đều thử một lượt, mặt đỏ tía tai, nhưng không ai thành công cả.
Học trò nghiên cứu lắc đầu, lại lật lật sách nói:
“Trong sách còn viết Nhiếp chính vương có thể đẩy cả cối xay, hay là chúng ta thử tiếp?”
Mười gã đàn ông cường tráng đã mệt lả giờ lại kinh hoàng.
Tất cả đều vội vã che chắn chỗ hiểm, bỏ chạy.
Bạc tuy tốt, nhưng cũng phải còn mạng để hưởng chứ!
Mấy tên đọc sách trong thành này, chơi còn kinh khủng hơn cả người thường!
Thời gian đó, danh tiếng của đám học trò trong kinh thành bị ảnh hưởng nặng nề.
Dù là lầu xanh hay kỹ viện, hễ nghe có học trò đến đều phải tăng giá mới chịu phục vụ.
05.
Ở nơi ta không hề hay biết.
Cũng có vài tiểu đồng không biết chữ đến mua sách giúp chủ nhân.
Có một tiểu đồng không biết chữ, nhưng lại rất tinh mắt.
Bình thường khi giúp chủ nhân mua sách, cậu ta thường kẹp thêm một hai cuốn sách khiêu dâm vào giữa sách thánh hiền.
Chủ nhân không nói gì.
Nhưng chủ nhân sẽ cười rồi thưởng cho cậu ta bạc: “Phần thừa coi như thưởng, sách ngươi mua lúc nào cũng hợp ý ta nhất.”
Hôm đó tiểu đồng đến mua sách, thấy mọi người đang tranh giành một cuốn sách.
Cuốn sách đó giấy thô ráp, có cái được in, có cái là bản chép tay.
Chữ viết của người chép sách cũng đa dạng phong phú.
Ngay cả bản chép tay với chữ như gà bới cũng bị tranh giành: “Cuốn này ta lấy! Ta lấy!”
Tiểu đồng thầm nghĩ: “Đây là sách gì mà được ưa chuộng như vậy, ta phải mang về cho chủ nhân một cuốn mới được.”
Thế là tiểu đồng không biết chữ đã bỏ ra một số tiền lớn để mua một cuốn “Dã sử” trông còn tạm ổn.
Cậu ta mua sách xong.
Vừa đi vừa ngân nga về phủ Thị lang.
Đêm đó, đèn trong thư phòng phủ Thị lang sáng suốt đêm.
Ngay cả tiểu thiếp xinh đẹp mang canh cũng bị đuổi ra ngoài.
Thị lang ôm cuốn “Dã sử” đọc say sưa, đẩy tiểu thiếp ra:
“Đi ra! Đừng làm phiền ta đọc sách!”
Tiểu thiếp được sủng ái lần đầu tiên bị lạnh nhạt, khóc lóc đập cửa bỏ đi: “Huhu… Lão gia, ngài quá đáng quá!”
Còn Thị lang đọc xong hồi hai của “Dã sử” thì tinh thần phấn chấn, nửa đêm gọi tiểu đồng mua sách đang ngủ say vào thư phòng:
“Ngày mai đi mua hồi một về cho ta, rồi hỏi xem khi nào ra hồi ba.”
Tiểu đồng tiện thể kể lại vài chuyện nghe được ở tiệm sách ban nãy.
Tiệm sách toàn là người đến tìm cuốn sách đó.
Thị lang nghe rất hứng thú, kéo tiểu đồng nói chuyện suốt nửa đêm.
Tiểu thiếp bị lạnh nhạt nghe tin tiểu đồng ở trong thư phòng nửa đêm, càng khóc to hơn trong phòng riêng:
“Lão gia thay đổi rồi!”
06.
Ngày hôm sau Thị lang vào triều.
Ông lén lút đưa “Dã sử” cho bạn thân trong triều: “Ta có món bảo bối này cho ngươi xem.”
Bạn thân trong triều là một ngôn quan thẳng thắn cương trực.
Vừa mới khoác vai Thị lang nhận “Dã sử” xem, lập tức bước lên một bước cầm bảng ngà:
“Thần xin luận tội Nhiếp chính vương! Nhiếp chính vương giết vua! Còn bỏ ngục sử quan ghi chép sự thật! Tâm địa đáng tội!”
Trên triều đường ngồi là ấu đế ngây thơ và Thái hậu buông rèm.
Ấu đế không hiểu gì, vẫn đang gặm bánh.
Thái hậu biến sắc: “To gan! Ngươi dám nói với Nhiếp chính vương như vậy sao!”
Nhiếp chính vương thì cười nhạt nhìn ngôn quan:
“Ngươi nói hay lắm, không bằng để ngươi vào ngục cùng sử quan trò chuyện thì thế nào?”
Ngôn quan: “Xưa nay ngôn quan không thể chém, sử quan không được giết. Nhiếp chính vương ngài dám giết vua, nhưng ngài không dám giết chúng ta! Nhưng ta nói cho ngài biết, dù không giết chúng ta, thì ngài cũng sẽ bị người đời khinh bỉ!”
Nhiếp chính vương khẽ cụp mắt xuống.
Hắn ta dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ tua kiếm, mang kiếm vào triều dường như đang suy nghĩ điều gì.
Nếu đắc tội ngôn quan, sẽ mất danh tiếng trong triều.
Nếu đắc tội sử quan, sẽ mất danh tiếng muôn đời.
Hắn giết vua, là vì tiên đế ngu muội, danh tiếng đã xấu trước.
Nhưng nếu là người dẹp loạn lập lại trật tự, mà danh tiếng còn xấu hơn cả tiên đế ngu muội …
Hắn không thể chấp nhận được!
Vì vậy Nhiếp chính vương lại nói: “Các ngươi và sử quan đánh giá trẫm đều mang nhiều thiên kiến. Trẫm không phải kẻ thích giết chóc, các ngươi không nên nói về trẫm như vậy!”
Ngôn quan hừ lạnh một tiếng, có vẻ khinh thường.
Nhiếp chính vương vội vàng muốn chứng minh bản thân.
Nhưng hắn lại nhỏ mọn, không muốn phục chức cho cha ta – người đã đắc tội với hắn.
Vì vậy Nhiếp chính vương hỏi: “Ta nghe nói nhà sử quan còn có một cô con gái nhỏ?”
Có người đáp: “Thưa Nhiếp chính vương, nhà sử quan quả thật còn một cô con gái nhỏ, biết đọc vài chữ. Nhưng không bằng cha anh cô ấy, là người nhút nhát.”
Mắt Nhiếp chính vương sáng lên.
Nhút nhát, tuyệt quá!
Chỉ cần dọa một chút thì chẳng phải muốn viết thế nào cũng theo ý hắn ta sao?
Những lão cứng đầu kia hắn không làm gì được, nhưng đối phó với con gái nhỏ của họ thì dư sức!
Vì vậy Nhiếp chính vương chính khí nói: “Thời Hán, Ban Bưu biên soạn sử, ông ta chết rồi cho con trai Ban Cố kế thừa di chí, tiếp tục biên soạn.”
“Còn có một người con gái là Ban Chiêu, cũng tham gia biên soạn Hán Thư.”
“Ta thấy sử quan và con trai sử quan của bản triều không ra gì, nhưng con gái nhỏ của họ biết đâu lại có phong thái của Ban Chiêu.”