Quả Ngọt - Chương 5
15
Ông mỉm cười, trong mắt đầy hơi ẩm: “Phàm Phàm, không sao, chúng ta không cần đội tóc giả nữa. Anh đầu trọc vẫn đẹp trai! Tóc của em có rụng hết thì trong mắt anh vẫn là đẹp nhất!”
…..
Mẹ nuôi đã kinh ngạc đến mức không nói nên lời. Bố nuôi cười chào các bạn học và phụ huynh đang xem: “Xin lỗi, tôi và vợ tôi là tóc đôi… Mấy năm nay thịnh hành đồ đôi, giày đôi, tóc đôi…”
Mặt mẹ nuôi đã đỏ bừng, không quan tâm đến tóc giả, kéo bố nuôi: “Về nhà nhanh, đừng làm mất mặt…”
“Thịnh hành là ảnh đại diện đôi, không phải đầu trọc đôi!”
Bố nuôi ở giữa che chiếc ô lớn, tôi và mẹ nuôi đứng hai bên. Mưa lớn dữ dội đập vào ô.
Nhưng không xuyên qua được hàng rào yêu thương này. Đi một đoạn, tôi quay lại nhìn. Thấy tóc giả của bố nuôi và mẹ nuôi, bị nước mưa gom lại cuốn đi, cuốn vào rãnh nước bên cạnh khóm hoa.
Về nhà, tôi bảo bố mẹ nuôi lên lầu trước, tôi muốn đến siêu thị nhỏ dưới lầu mua đồ. Về nhà tôi vào phòng anh trai, khóa cửa lại lục đục một hồi.
Mẹ nuôi gõ cửa lần thứ ba, tôi mở cửa, lớn tiếng nói: “Suprise!”
Tôi mượn được máy cắt tóc của tiệm cắt tóc dưới lầu, cạo trọc đầu mình và Sở Kỳ. Mẹ nuôi vô cùng kinh ngạc, chỉ chỉ vào chúng tôi hồi lâu cũng không nói được gì.
Tôi tiến lên, nhẹ nhàng ôm lấy bà. “Mẹ, con cạo trọc đầu rồi, vẫn là con gái đáng yêu của mẹ chứ?”
Mẹ nuôi đầy nước mắt, giận dỗi: “Không thì sao? Cạo trọc đầu là tôi bỏ cô à?”
“Vì vậy, mẹ rụng hết tóc, mẹ vẫn là mẹ xinh đẹp nhất thế gian. Trong mắt con và anh trai, mẹ mãi là người mẹ đẹp nhất.”
Mẹ nuôi lau nước mắt, trừng Sở Kỳ: “Con cạo trọc thì thôi, dù sao cũng không ra ngoài, ba ngày là mọc lại. Tiểu Giác là con gái, sao con lại mặc kệ nó làm bậy?”
Bố nuôi nghe thấy động tĩnh đi tới, thấy chúng tôi, búng ngón tay: “Wow, Tiểu Giác thật ngầu! Bố dám chắc con sẽ là cô gái ngầu nhất trường.”
Mẹ nuôi trừng mắt hờn ông: “Anh câm miệng đi, Tiểu Giác là con gái, đừng học theo anh làm trò!”
Bố nuôi tiến lên, ôm lấy bà: “Ngược lại, anh thấy bây giờ con bé rất tốt. Phàm Phàm, em đã nuôi dạy các con rất tốt.”
“Những năm qua vất vả cho em rồi! Sau này gánh nặng này, giao lại cho anh, được không?”
Khoảnh khắc đó, nước mắt mẹ nuôi tuôn rơi. Bà quay mặt đi, lặng lẽ nức nở. Bố nuôi kéo tôi lại, anh trai cũng chen chúc lại gần. Bốn chúng tôi ôm chặt lấy nhau.
Ngoài trời gió mưa dữ dội vẫn tiếp tục. Nhưng tôi biết. Cơn mưa đã đổ xuống mấy tháng trong nhà chúng tôi, đã dừng lại.
Ôm nhau khóc một hồi, bố nuôi ôm mẹ nuôi vào phòng. Tôi thì mở cửa, làm bài tập trong phòng Sở Kỳ.
Không lâu sau, nghe thấy tiếng lạ xen lẫn trong mưa lớn. Tôi vểnh tai: “Hình như là mẹ đang khóc, em đi xem…”
16
Sở Kỳ kéo tôi lại: “Xem gì, làm bài của em đi.”
“Nhưng mẹ…”
“Mẹ khóc có bố ở đó, trước tiên em xem thử câu này em có làm sai không kìa? Không cẩn thận, sau này thi sẽ thua thiệt!”
“Anh dựa vào gì nói em, anh làm sai còn nhiều hơn em!”
“Sở Giác, đây là thái độ em nói chuyện với anh sao?”
Tôi lè lưỡi: “Lè lè lè… anh nhảy lên đánh em đi!”
Sở Kỳ tức đ//iên: “Em đợi đấy, đầu trọc, đợi chân anh khỏi, xem anh có đ//ánh chet em không!”
Đêm đó ba giờ. Tôi dậy đi vệ sinh, phát hiện bố nuôi vẫn đang vẽ tranh trong phòng làm việc tầng một.
Trong đêm mưa gió lộng hành, cảm xúc lên xuống dữ dội đó, ông vẽ ra tác phẩm có đánh giá cao nhất trong sự nghiệp hội họa của mình – “Tóc ngắn”.
Sáng hôm sau tôi dậy đi học, mẹ nuôi vẫn chưa dậy. Bố nuôi lén nhét cho tôi mười đồng: “Mẹ con hôm qua mệt rồi, con cầm tiền ra ngoài mua đồ ăn, cứ bảo mẹ là bố nấu mì cho con.”
Mẹ nuôi không thích ăn đồ ngoài, bình thường tôi đều ăn ở nhà. Tôi để đầu trọc đi học, quả nhiên trở thành đứa trẻ đẹp nhất trường.
Chủ nhiệm tìm tôi nói chuyện, nghe xong một bài diễn thuyết của tôi thì cảm động rơi nước mắt.
“Không bắt con viết kiểm điểm nữa, sau này đội mũ đi học nhé.”
Tôi tranh thủ: “Thầy, vậy thầy có thể trả lại sách ngoại khoá cho con không, đều là con dùng tiền tiêu vặt mẹ cho mua, hu hu hu…”
Nước mắt chủ nhiệm lập tức thu lại, trừng mắt nhìn tôi: “Nghĩ hay nhỉ. Lần trước bài kiểm điểm không đủ sâu sắc, viết lại một bài!”
Ờ… Quả nhiên là gừng càng già càng cay.
Bố nuôi đưa mẹ nuôi đi khám. Bác sĩ nói mẹ nuôi chịu áp lực tinh thần quá lớn, mới dẫn đến rụng tóc. Nhất định phải giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Những ngày đó họ tình cảm rất tốt, mẹ nuôi cũng không đội tóc giả nữa, người khác nếu hỏi đến, bà ấy có thể trả lời thoải mái.
Cơ thể Sở Kỳ dường như cũng đã vượt qua một điểm giới hạn, tốc độ hồi phục nhanh chóng. Sau lập đông anh ấy đi tái khám, bác sĩ nói tình hình hiện tại có thể đi học rồi.
Nhưng vẫn có một số điều cần chú ý. Mẹ nuôi viết rất tốt, bình thường cũng thích đọc sách xem phim này nọ.
Khi xưa bà và bố nuôi đến với nhau vì sở thích chung, cộng hưởng tinh thần. Bố nuôi đề nghị bà ấy viết bình luận phim, sách trên một nền tảng.
Tuy nhuận bút không nhiều, nhưng mẹ nuôi có nền tảng văn hóa sâu, kể chuyện hấp dẫn, thu hút được một nhóm fan và bạn bè. Bà ấy tìm lại được giá trị của bản thân.
Sở Kỳ đi học lại, cố gắng chuyên tâm hơn trước, thành tích tăng ổn định. Những ngày yên ấm kéo dài hơn một năm.
Tôi gần như nghĩ rằng chúng tôi sẽ mãi hạnh phúc như vậy. Cho đến một buổi trưa bình thường, chuông tan học vừa reo, tôi theo các bạn học, như những chú bò con ra chuồng chạy về phía nhà ăn.
Chúng tôi tuổi trẻ, cơ thể dường như là hố sâu không đáy. Luôn đói rất nhanh. Đến sớm, mới có thể mua được món mình thích, mới có thể ăn sớm.
Cuối cùng cũng đến lượt tôi, tôi rướn cổ nói ngọt ngào với cô phát cơm đang cúi đầu: “Cô, con muốn một phần sườn xào chua ngọt, có thể cho thêm mấy miếng sườn không?”
Cô ấy ngẩng đầu lên, tôi thấy khuôn mặt đó, suýt nữa không giữ nổi hộp cơm trên tay.
Bà ấy mặc đồng phục làm việc thống nhất, lưng hơi còng, khóe mắt đầy nếp nhăn. Bà ấy già hơn rất nhiều so với hình ảnh trong cơn ác mộng.
Nhưng tôi vẫn nhận ra bà ấy ngay lập tức – mẹ ruột của tôi. Mẹ ruột cũng ngây người.
Sau mấy giây sững sờ, bà ấy thăm dò mở miệng: “Lai Đệ, con là Lai Đệ?” (Lai Đệ cũng là cái tên ngày xưa thường dùng để gọi chung các bé gái)
17
Bà ấy nắm chặt cái muôi, nước mắt trào ra từ đôi mắt đục ngầu: “Lai Đệ, con không nhận ra mẹ sao? Mẹ là mẹ của con mà!”
Tôi đứng yên tại chỗ, toàn thân lạnh buốt. Những lời đàm tiếu gặp phải hồi năm nhất, ùa vào tai tôi như thủy triều.
“Cậu ta bị ghét đến mức nào mà bố mẹ ruột bán đi!”
“Con chó nhà tôi đẻ ra chó con mẹ tôi còn không nỡ bán.”
……
Mẹ ruột xúc động đến nỗi thò tay qua cửa sổ, nắm chặt cổ tay tôi: “Ông trời có mắt, Lai Đệ, mẹ cuối cùng cũng tìm được con rồi!”
“Mẹ sai rồi, sau này mẹ nhất định sẽ bảo vệ con hết sức, con về nhà cùng chúng ta đi.”
Người xếp hàng phía sau thúc giục: “Rốt cuộc có lấy đồ ăn không?”
Tôi chợt bừng tỉnh, giật mạnh tay ra, nói từng chữ một: “Dì, làm ơn cho con một phần sườn xào chua ngọt, cảm ơn!”
Mẹ ruột mắt ngấn lệ, vẻ mặt ngơ ngác. Tôi cao giọng: “Một phần sườn xào chua ngọt.”
Lãnh đạo nhà ăn tiến lên, mắng: “Đứng đấy làm gì, học sinh đang đợi!”
Mẹ ruột lúc này mới lau nước mắt. Bà ấy xới cho tôi một muôi sườn đầy, nhưng thấy mặt lãnh đạo sa sầm, lại trút nửa phần sườn xuống.
Thật nực cười. Ngay cả vài miếng sườn cũng không dám cho tôi nhiều, lại dám lớn tiếng nói sẽ bảo vệ tôi hết sức.
Tôi không thừa nhận. Mẹ ruột không chịu từ bỏ. Tan học bà ấy trốn sau cột hành lang, khi tôi đi qua thì kéo tôi lại.
Nước mũi nước mắt đầy mặt khóc: “Lai Đệ, mẹ không phải cố ý muốn đưa con đi, những năm qua đêm nào mẹ cũng mơ thấy con cầu xin mẹ đừng đưa con đi.”
“Bây giờ mẹ tìm được con, là ý trời, ý trời!”
…..
Bà ấy nói rất to. Bạn học thì thầm bàn tán.
“Cô phát cơm là mẹ Sở Giác?”
“Bố cậu ấy không phải họa sĩ, mẹ là nhà phê bình phim sao?”
“Thì ra cậu ấy là con nuôi!”
…..
Mẹ ruột nước mũi nước mắt đầy mặt: “Lai Đệ, mẹ quỳ xuống xin con, con tha thứ cho mẹ, về nhà với mẹ được không?”
Nói rồi, bà ấy quỳ xuống. Khi đó, tôi chưa đến mười lăm tuổi. Bố mẹ nuôi bảo vệ tôi rất tốt.
Tốt đến mức tôi quên mất bản chất của con người là xấu xa, tốt đến mức tôi nhất thời không ứng phó được trận thế này.
Tôi vừa giận vừa ấm ức. Mặt đỏ bừng hét lên với bà ấy: “Tôi sẽ không về với bà, tôi sẽ không bao giờ về với bà.”
Người xem ngày càng đông. Tôi như bị ép phải biểu diễn như một con khỉ.
Họ sẽ nói gì về tôi đây. Khinh giàu ghét nghèo? Vong ân bội nghĩa? Không có lương tâm, vong ân phụ nghĩa?
Mẹ ruột quỳ xuống trước kéo tay áo tôi. Đúng lúc không biết làm sao, chủ nhiệm xông ra. Thầy không nói hai lời, kéo tôi cùng quỳ xuống.
Thầy chắp tay trước mặt mẹ ruột: “Chị à, tôi quỳ xuống xin chị, đây là trường học, bây giờ là giờ tan học, chị đừng làm loạn nữa được không?”
Tôi thẳng lưng quỳ xuống, chất vấn mẹ ruột: “Nếu tôi và em trai cùng rơi xuống nước, bà chỉ có thể cứu một người, bà sẽ cứu ai?”