Nữ Đế - Chương 3
04
Vài năm sau, vào mùa thu, vì chuyện bọn thổ phỉ lộng hành mà Giang phủ đã cử một quản gia đi thu tiền thuê đất, nhưng đến nay người đó lại bặt vô âm tín.
Tổ phụ ta lo lắng mà đi tới đi lui trong sảnh.
Ông suy nghĩ một lúc rồi nói với cha: “Lão đại, hay là ngươi đi một chuyến xuống điền trang kia đi, nhớ không được thu thiếu một phân tiền nào đâu đấy.”
Nương nghe thế thì phản đối: “Tình hình bên ngoài rất hỗn loạn, phu quân con lại là một người trói gà còn không chặt, nếu bây giờ ra ngoài thì khác gì đi tìm chết?”
Tổ phụ trừng to mắt: “Chẳng lẽ ngươi muốn lão già này đích thân đi sao?”
Nương mím môi không nói gì, thế nhưng lại âm thầm liếc xéo ông ấy một cái.
Lúc trở về phòng, nàng còn khuyến khích cha: “Ngươi đến tửu lâu tránh đi, không nên vì mấy cái mẩu đất cho thuê ấy mà bỏ mạng”
Cha lại lắc đầu, nói: “Dù gì đi nữa ta cũng nên góp sức cho Giang phủ, đây là bổn phận của con cái.”
Nương nghe thế thì cười cười: “Gia đình như vậy, còn nói bổn phận gì chứ?”
Thế nhưng cha vẫn quyết định đi.
Lúc chạng vạng tối, một chàng thiếu niên trẻ đến Giang phủ, yêu cầu được gặp phu nhân của đại thiếu gia.
Hắn bảo nương đuổi đi hết tôi tớ đi, sau đó liếc nhìn ta một cái.
Nương bảo hắn yên tâm, sau đó hắn mới nói: “Thẩm thẩm, ta nghe nói thúc thúc muốn ra ngoài, thế nên mang thứ này đến cho hắn.”
Nói xong thì hắn lấy ra một cái ngọc bội trông khá thô ráp, phía dưới được buộc bằng tơ lụa màu bạc.
Người thiếu niên kia thấp giọng nói: “Mấy năm trước, người của núi Phục Hổ đến nhà ta thì tặng ta thứ này, ta mong đại thúc sẽ nhận nó, nếu trên đường gặp phải nguy hiểm gì thì có lẽ cũng giúp ích được chút.”
Nương im lặng nhận lấy, vẻ mặt trông rất phức tạp.
Năm đó, tổ phụ vì muốn chiếm lấy trạch viện nhà hắn mà đã vu oan cha hắn qua lại với thổ phỉ, chứa chấp đại đương gia của núi Phục Hổ.
Lúc đó, đại đương gia cũng đã bị xử trảm, không còn bằng chứng gì nữa.
Thế nhưng không ngờ là lúc thông tin này truyền ra, núi Phục Hổ Sơn lại khắc ghi đoạn ân tình này.
Thế là cha ta mang theo miếng ngọc bội này ra ngoài.
Ngày thứ năm, gã tùy tùng đi theo cha lại trốn về một mình, khóc nói: “Bọn ta gặp phải thổ phỉ, thiếu gia bảo ta chạy trước, còn hắn bây giờ ở đâu thì ta không biết.”
Tổ phụ vội vàng hỏi: “Tiền thuê đất thì sao, có mang về không?”
Gã tùy tùng lau nước mắt, nói: “Bọn ta thậm chí còn không đi ra đồn điền nữa, thiếu gia còn nói là kệ đi, hắn không muốn lấy tiền thuê.”
Sống chết của cha thì chưa rõ, thông tin thì cũng chả có tí gì.
Thế mà nương không khóc cũng không gào.
Bà ấy vẫn như thường lệ mà thu dọn quần áo bốn mùa của cha, còn rảnh rang mà lau chùi bộ văn phong tứ bảo, như thể cha sẽ sớm quay lại Giang phủ bất cứ lúc nào.
Nhưng lúc không có ai, bà ấy lại oán giận chửi thầm vài câu: “Đã bảo là ngươi không nên đi, thế mà cứ nằng nặc đòi đi bằng được, giờ thì hay rồi, tự làm tự chịu đi.”
Tổ phụ nói là tiền thuê đất không có, bây giờ cả nhà đều phải sống kiểu thắt lưng buộc bụng, còn cắt giảm hầu hết các chi phí hàng tháng xuống một nửa.
Chuyện tốt ở đây là chúng ta không phải sống dựa vào số tiền xương máu của nông dân kia nữa.
Một ngày nọ, tổ phụ đi dạo tiện đường ghé vào nhà bếp, thì lại thấy người đầu bếp đang làm một phần cơm rau, chuẩn bị đưa cho người thẩm thẩm hóa điên kia của ta.
Tổ phụ thấy vậy thì rống giận, hét: “Một nữ nhân bị phu quân ruồng bỏ như vậy, ta cho ở lại đây là may lắm rồi. Thế mà còn được phục vụ đồ ăn ngon như vậy? Ta không cho phép ngươi làm cho ả ta nữa.”
Người nữ đầu bếp nói: “Những thứ này đều là tiền mà nhị thiếu gia trước khi ra đi đưa cho ta, không dính líu gì đến tiền của ngài cả.”
Thúc thúc ta đã hai năm không về nhà.
Trước khi đi hắn còn nói với cha nương ta, rằng mỗi lần nhìn đôi mắt thê lương kia của thẩm thẩm thì lòng hắn đau như cắt, chỉ có thể chạy trốn.
Tổ phụ chế nhạo: “Nó mà có tiền riêng của mình ư.”
Thế là tổ phụ lấy hết số tiền mà thúc thúc để lại cho thẩm thẩm, còn chỉ cho gia đinh mang chút cơm thừa canh cặn cho thẩm thẩm.
Lúc nương nghe thấy chuyện này thì bà đã đưa thẩm thẩm đến viện của chúng ta.
Sau đó, bà còn lớn tiếng mà chửi bới: “Lão già tham lam, mai mốt có khi chết còn không yên nữa đấy, có phải tính cầm số tiền kia theo xuống quan tài phải không?”
Tiếng chửi bới của nương lớn mức truyền đến tai tổ phụ, làm ông tức giận đến mức ho suốt cả đêm.
Mới sáng sớm, tổ phụ đã sai một lão ma ma đến vả miệng nương ta.
Lão ma ma đi vào trong viện, nương ta thấy thế thì vẫn thản nhiên mà chào hỏi, còn bưng trà rót nước.
Ma ma kia uống xong một chén trà với nương ta, thì cũng chào tạm biệt, sau đó lại quay lại chặn họng tổ phụ.
“Phu nhân của đại thiếu gia ngoan ngoãn dễ bảo, vừa nhìn đã thích, có lẽ là lão gia ù tai rồi, ngài nên tìm một lang trung để chẩn bệnh đi. Đừng có suốt ngày nghi thần nghi quỷ làm gia môn không yên như thế nữa.”
Gia đinh trong nhà bị thiếu tiền công mấy tháng thì nương đều âm thầm giúp đỡ.
Bọn họ không biết nương là một phú thương, chỉ coi là cô nhi quả mẫu nhà ta có lòng thương người, nên bọn họ vô cùng biết ơn.
Hai vị đại hán chuyên quất roi kia là một cặp anh em Lai Vượng Lai Phúc, mẫu thân mất không có tiền chôn cất nên cầu xin tổ phụ ta. Ông thấy vậy thì đảo mắt lẩm bẩm hồi lâu, sau đó run rẩy móc ra một ít bạc vụn, hai người kia thì nhìn nhau, sau đó cũng đành quỳ lạy cảm tạ.
Nương nghe thế thì đã cho tiền chôn cất.
Hai người bọn họ được nương cho tiền thế thì quỳ xuống khóc lóc, nói là lúc trước bản thân không nên đánh cha ta tàn nhẫn như vậy.
Nương nhẹ nhàng nói: “Mỗi người có mỗi việc khác nhau. Oan có đầu, nợ có chủ. Các ngươi không cần phải làm vậy.”