Niệm Chi - Chương 2
4.
Vốn tưởng rằng mình sẽ không ngủ được, nào ngờ ta ngủ vô cùng ngon lành, cả đêm không mộng mị, mãi đến khi nghe thấy tiếng ném bát đĩa của Phùng Chiếu Thu mới thức giấc.
Ta đẩy cửa phòng ra, bắt gặp bà trợn mắt lớn như kim cương, hung hãn trừng mắt với nữ nhân đứng đối diện.
Thấy ta tỉnh dậy, Phùng Chiếu Thu miễn cưỡng gạt ra vẻ mặt tươi cười, nói: “Niệm Chi, con về phòng trước đi.”
Ta chưa kịp phản ứng, nữ nhân đối diện đã đảo khách thành chủ, cười hì hì gọi ta lại:
“Nhìn dáng dấp xinh đẹp động lòng người này đi, chẳng trách có người tìm ta tới nhà làm mai ngay trong đêm!
“Niệm Chi cô nương, không phải ta khoe khoang, nhưng ai mà không biết nhà Trương Tuấn ở thôn Bảo Hoa là gia đình giàu có nhất? Biết bao nhiêu cô nương đổ xô đòi gả cho hắn, chứng tỏ ngươi có phúc…”
Phùng Chiếu Thu nổi giận nói: “Ngươi đang sủa cái chó má gì vậy! Hắn ta trơ trẽn vác mặt đến cầu thân, vậy mà còn chọn lựa? Còn dám nói con gái ta có phúc? Phi! Cút!”
Bà mai cười mỉa nhận lỗi, cảm thấy Phùng Chiếu Thu hung dữ, không dễ chọc vào, bèn quay đầu nói trực tiếp với ta: “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, đến tuổi thì nên bàn chuyện hôn nhân, kẻo trở thành cô nương lớn tuổi không ai thèm, ta cũng có ý tốt thôi. Niệm Chi cô nương, ngươi hãy khuyên nhủ mẫu thân ngươi, con gái lớn không thể giữ, giữ lại sẽ thành thù!”
Một phen vừa chống đỡ vừa phản công, càng có ý gây chia rẽ.
Hầu phủ cũng có rất nhiều kẻ cáo trạng ngoài miệng, nhưng phần lớn đều vòng vo khéo léo, kẹp thương mang gậy, ít ai thẳng thắn như vậy.
Phùng Chiếu Thu cực kỳ tức giận, bà không nói hai lời, quay vào bếp cầm dao lên, hung hăng lao ra ngoài, bà mai thấy thế, bị dọa đến nỗi co cẳng bỏ chạy, vừa chạy vừa mắng bà ngu ngốc.
“Ngươi cứ như thế thì cả đời đừng mong gả được con gái!”
Phùng Chiếu Thu không nói lời thừa thải: “Cút! Nếu ngươi dám đến lần nữa, ta sẽ để ngươi nằm ngang đi ra!”
Đến tận lúc bà mai chạy mất tăm, tay của Phùng Chiếu Thu vẫn còn run.
Bà đang tức giận.
“Ngươi là cái thá gì mà dám tán tỉnh con gái của ta! Kẻ nào dám bắt nạt Phùng gia ta? Ta nói cho các người biết, Phùng Chiếu Thu ta đã làm thịt rất nhiều gia súc, chẳng kém cạnh các người đâu!”
Ta sợ bà vô tình làm mình bị thương nên giật lấy con dao trên tay bà và nói: “Chỉ cần từ chối bà ta là được, tức giận vậy làm gì?”
Khương Thuỵ bưng chậu đi tới, đứng ở cửa sân, giội một chậu nước ra ngoài.
“Biến đi đồ xui xẻo!”
“Niệm Chi tỷ tỷ, ngươi không biết đấy thôi, Trương Tuấn có cái tên đẹp, nhưng ngoại hình lại không đẹp chút nào! Nhan sắc chênh lệch đã đành, nhân phẩm càng tệ hơn! Hắn ta đã từng lấy hai cô vợ trẻ, tuy nhiên cả hai đều bị hắn ta đánh đến nỗi bỏ chạy. Bây giờ hắn ta đã hơn ba mươi tuổi, nhưng chỉ biết chơi bời lêu lổng, ăn không ngồi rồi, người còn trong trắng ở trong thôn có ai mà không chê hắn ta? Còn dám đến cầu thân với ngươi! Đúng là mặt dày!”
“Ta tới chậm, chứ không chậu nước này phải giội lên đầu bà mai kia, bắt nạt ai vậy? Hứ!”
Cảnh tượng này tuy ghê tởm nhưng cũng khiến ta hiểu rõ hơn tình cảnh của mình, nếu ở Hầu phủ, loại người thế này còn không xứng làm người khiêng kiệu cho ta.
Nhưng ở thôn Bảo Hoa, nếu ta thực sự muốn bàn chuyện hôn nhân, dù có lựa chọn kỹ càng cũng chỉ tốt hơn “Trương Tuấn” một chút.
Sự khác biệt giữa quan lớn và thường dân không chỉ ở chuyện ăn, mặc, ở, đi?
Trong lòng ta chợt hoang mang, có lẽ vì quá rõ ràng, Phùng Chiếu Thu nắm chặt tay ta:
“Niệm Chi, ta đã tìm được lão sư cho con rồi, con đi học đi. Nếu như có thiên phú thì đi thi chức quan trong nội cung. Nếu không có thiên phú thì học một chút toán, chúng ta mở cửa tiệm.”
Đúng thế, nội cung triều đại này có sáu cục, tuyển chọn tương tự như khoa cử không nhìn ngoại hình, chỉ nhìn thực lực.
Bàn tay của Phùng Chiếu Thu thô ráp và khỏe khoắn, giống như lời của bà…
“Niệm Chi, ta tuyệt đối sẽ không để con chìm ở đây, tuyệt đối không!”
5.
Thôn Bảo Hoa từng sinh ra một Thất phẩm Điển ký, người đó đã đưa phụ mẫu và huynh đệ cùng lên kinh thành, giúp cả nhà thoát khỏi cảnh lấm bùn.
Vì vậy, trong thôn luôn có tục lệ cho nữ tử đi học.
Khương Thuỵ là một trong số đó, người mà ta muốn bái lần này chính là lão sư của nàng.
Phùng Chiếu Thu vốn định đích thân đưa ta đi bái sư, nhưng lúc mặt trời lên, con trâu trong nhà đột nhiên bắt đầu sinh con, bà không thể phân thân nên nhờ Khương Thuỵ chăm sóc ta.
“Tuy lão sư còn trẻ nhưng có tài năng xuất chúng. Nghe nói là con gái của quan lớn ở kinh thành. Sau khi trượng phu qua đời, bà ấy một lòng không tái hôn, đến ở ẩn tại thôn Bảo Hoa.”
Khương Thuỵ kể tường tận mọi chuyện về lão sư mình.
Tiền đồ của các tiểu thư nhà quan và phụ huynh gắn liền với nhau. Cho dù khi đi dạo chỉ nói về phấn son và trang sức cũng đủ ba chương.
Khương Thuỵ và ta rất có thể sẽ tranh đấu với nhau trong phòng thi, nhưng nàng không giấu giếm bất kỳ bí mật nào. Điều này khác với những gì ta đã thấy từ khi còn nhỏ.
Ta nói suy nghĩ trong lòng mình cho nàng nghe, Khương Thuỵ cởi mở mỉm cười, rạng rỡ như ánh bình minh.
“Niệm Chi tỷ tỷ gặp lão sư thì sẽ biết thôi.”
Nhà lão sư ở ven hồ, sát mặt nước, chỉ có thể đi vào bằng một lối nhỏ.
Hàng liễu rủ xuống cùng những bông hoa đang nở rộ hai bên, dọc đường hoa rơi liễu rủ, vô cùng lịch sự tao nhã, giống như chốn bồng lai ở vùng quê.
Cuối đường có hàng rào trúc xanh, cổng trúc rộng mở. Trong viện, một nữ tử ăn mặc như đạo sĩ đứng dưới gốc cây, rót…rượu vào miệng?
Nhìn thấy Khương Thuỵ đến, bà ấy vỗ trán nói: “Quên mất, hôm nay khai giảng!”
Khương Thuỵ bất đắc dĩ nói: “Lão sư, nhân lúc những người khác chưa tới, người mau đi tỉnh rượu đi!”
Tề Kiến Chân đặt bầu rượu xuống, ánh mắt đảo qua mặt ta, bà ấy nói: “Hình như ta đã nhìn thấy muội muội này ở đâu rồi?”
Khương Thuỵ vỗ trán: “Mấy ngày trước ta đã nói với người, đây là con gái của thím Phùng, mới trở về từ kinh thành, nếu lão sư từng gặp qua nàng cũng không có gì ngạc nhiên. Người nên nhanh chóng chuẩn bị đi, sắp đến giờ rồi.”
Tề Kiến Chân “A” một tiếng: “Thím Phùng trông cũng quen quen.”
“Chẳng lẽ không quen được sao? Măng mà người ăn hàng năm đều do thím Phùng đào cho người đấy.”
Khương Thuỵ quay sang nói với ta: “Bà ấy vẫn chưa tỉnh rượu nên nói sảng đó. Vốn định đến sớm để nhận tên trước, nào ngờ bà ấy lại uống rượu, ta nghĩ sáng nay vô ích rồi, buổi chiều bà ấy tỉnh lại hẳn không đến nỗi. Đi thôi, ta dẫn ngươi tới chỗ ngồi của mình.”
Phòng học tại gia cũng được làm bằng cây trúc, chỉ xây nửa bức tường để đón ánh sáng. Ngoài tường là một khoảng rừng trúc, khi gió nhẹ thổi từ bên hồ qua, mùi tanh của nước bị rừng trúc chặn lại, chỉ còn đọng hương trúc mát lạnh vương trên gò má.
Thường nói phú quý ba đời mới biết cách ăn mặc. Tề Kiến Chân sống một mình nhưng suy nghĩ tinh tế như thế kia, e rằng có lai lịch không hề nhỏ.
Tuy nhiên những điều đó chẳng liên quan gì đến ta, ta ngồi trước bàn, trên bàn là một cuốn [Xuân Thu]. Ta từng nhìn thấy cuốn sách này trên tay Lạc Nhu, Nghiêm phu nhân đã dạy từng câu từng chữ cho nàng ta.
Bây giờ cuốn sách này thuộc về ta.
Cuối cùng ta không còn phải lén nhìn qua khe cửa, nhìn trộm thứ hạnh phúc không thuộc về mình.
Phùng Chiếu Thu sẽ bảo vệ ngôi nhà của ta khỏi cái lạnh khắc nghiệt, giống như Nghiêm phu nhân đã làm với Lạc Nhu.
6.
Khi Tề Kiến Chân xuất hiện lần nữa, các học sinh đã đến đông đủ.
Hơn chục người, đều là những cô nương lanh lợi.
Bên trên học đường, Tề Kiến Chân không còn vẻ mất tập trung, ngược lại rất có tôn nghiêm của một người thầy.
“Phùng Niệm Chi?”
“Có học trò.”
“Từng học chữ chưa?”
“Có biết một chút ạ.”
“Đã từng đọc sách gì rồi?”
“Tam Tự Kinh…”
Tề Kiến Chân nhíu mày: “Đường đường là Hầu phủ mà lại cay nghiệt như thế.”
Ta cúi đầu, không đáp lời.
Bà ấy nói thêm: “[Tam Tự Kinh] cũng không tệ. Hầu hết chí lý nhân sinh đều ở trong đó, dẫu sao cũng hơn để ngươi đọc [Nữ Giới]”.
“Hôm nay là lần đầu tiên ngươi đến đây, nên ta sẽ lặp lại những lời vô nghĩa kia lần nữa.”
“Các vị đã đến chỗ ta học, tất nhiên cũng vì học một số kỹ năng thực tế. Chỗ ta không dạy chuẩn mực đạo đức của nữ tử, cũng không dạy cách quản trượng phu. Nếu các vị đến đây vì muốn lấy chồng, chắc chắn các vị đã bái sai chỗ rồi, rời đi sớm sẽ tốt hơn.”
Đây là lần đầu tiên ta nghe Tề Kiến Chân giảng bài. Bà ấy rất hài hước, nội dung sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu, dù những tích truyện xưa có khó đến đâu, qua lời bà ấy giải thích cũng trở nên dễ dàng.
Sau khi nghe giảng xong, ta hơi phát ngốc.
Khương Thuỵ kể cho Phùng Chiếu Thu nghe về sự mê đắm của ta với ý định làm cho bà vui vẻ, nhưng Phùng Chiếu Thu càng nghe, động tác chẻ củi càng mạnh, cau mày càng chặt hơn.
“Thím Phùng, thím không vui sao?”
Phùng Chiếu Thu nói: “Vui chứ. Từ giờ trở đi, không ai có thể ngăn cản Niệm Chi học tập, sao ta có thể không vui được?”
Gió nổi lên, tóc bà rối tung trong bụi mù rồi xõa xuống má tạo thành từng khe rãnh.
Sắc đẹp và bà thực sự không liên quan đến nhau.
Nhưng vào lúc này, ta khao khát được trở thành bà.
Ngày tháng trôi qua vô cùng bình yên, sáng nào ta cũng đến chỗ Tề Kiến Chân học bài. Buổi tối trở về, Phùng Chiếu Thu đã chuẩn bị sẵn cơm cho ta.
Bà thực sự tài giỏi, mùa màng trên đồng, gia súc trong chuồng, gà vịt và vườn rau ở sân sau, hễ là thứ có thể kiếm ra tiền, bà không hề bỏ bất cứ thứ nào.
Ta muốn giúp một tay, nhưng bà luôn từ chối. Đây cũng là điều duy nhất bà không thích ở ta.
Bà đang cạnh tranh với Nghiêm Phu nhân.
“Trước đây con không cần làm, hiện giờ cũng không cần làm.”
Ta bật cười khi nhớ lại vẻ mặt của bà lúc nói lời này.
Khương Thuỵ tới gần: “Chẳng phải tỷ đang đọc [Tả Truyện] à? Sao đột nhiên cười vậy?”
Ta xấu hổ không nói nên lời, chỉ mỉm cười lắc đầu.
“Quả nhiên là diễn xuất của tiểu thư, mỗi câu nói hay cử động đều tự phụ, Khương Thuỵ, ngươi cố gắng thân thiết với người ta cũng vô ích, người ta đâu thèm quan tâm đến ngươi.”
Các bạn cùng lớp đều có cá tính riêng, việc một số người không hòa hợp với nhau là điều khó tránh khỏi. Phương Vân là một trong số họ, giống như một con nhím, không thích ai sẽ đâm chọt đôi câu.
Khương Thuỵ liếc mắt: “Liên quan gì đến ngươi?”
Phương Vân đập bàn đứng dậy: “Thái độ của ngươi là sao đây?”
“Thái độ của ngươi là gì, thì thái độ của ta là thế. Làm sao, chỉ cho phép ngươi chỉ trỏ bọn ta à? Ta thấy người tự coi mình làm Đại tiểu thư chính là ngươi mới đúng, hừ.”
“Ta là Đại tiểu thư, thì ngươi là nha hoàn, suốt ngày theo sau đuôi làm người hầu cho Phùng Niệm Chi, cũng chẳng ngại xấu hổ.”
Khương Thuỵ tức giận đến mức ném cuốn sách vào mặt Phương Vân. Phương Vân vô cùng tức giận, bổ nhào về phía trước, hai người nắm tóc lăn lộn trên mặt đất.
Bọn ta khuyên thế nào cũng không khuyên nổi, trong lúc hỗn loạn, ta bị đẩy vào góc tường, đụng ngã chiếc chậu sứ dùng để hạ nhiệt.
Tiếng sứ vỡ tan tành thu hút sự chú ý của họ, Khương Thuỵ và Phương Vân bỗng hóa đá, hai người nhìn chiếc chậu sứ kia, hít sâu một hơi.
Trong yên lặng, Tề Kiến Chân bước đến.
Bà ấy nhìn hai người lăn lộn trên mặt đất và “Chậc” một tiếng: “Các ngươi còn chơi cái này à?”
Sau đó nhìn mảnh sứ vỡ vụn trên mặt đất, cả kinh nói: “Chơi thì cứ chơi, sao lại lăn trên ván đinh làm gì? Ai sẽ chuộc tội đây?”
Ta vội vàng xin lỗi: “Lão sư, ta không cố ý…Không biết nó bao nhiêu tiền, ta về nhà lấy tiền đền cho người.”
Tề Kiến Chân nói: “À, cái chậu sứ này không phải của ta.”
Không phải của Tề Kiến Chân, ắt hẳn không đến mức giá trên trời.
Tim ta vừa quay về, bà ấy lại nói: “Là của trượng phu đã mất của ta, ngươi đốt ít tiền giấy là được.”