Người mẹ Thánh Mẫu - Chương 3
5.
Một tháng đã trôi qua kể từ khi mẹ tôi vào nhà máy.
Trong tháng này, về cơ bản mẹ tôi ngày nào cũng gọi điện phàn nàn, nói rằng công việc quá vất vả và không chịu nổi nên đã nhờ tôi thay thế.
Mỗi lần tôi đứng trước điện thoại, giả vờ nói những lời quan tâm, khuôn mặt tôi lại tràn ngập sự thờ ơ.
Mới đó đã không chịu được rồi sao?
Tôi thì sao? Còn chưa bằng một nửa những gì tôi đã phải chịu ở kiếp trước trong cái xưởng ăn thịt người đó, thậm chí gấp trăm lần những gì bà ấy đang phải chịu đựng!
Ngày thứ ba sau khi mẹ vào nhà máy, tôi đã bí mật đến nhà máy một lần.
Tôi biết công việc của mẹ là công việc lắp ráp tương đối dễ dàng. Bà bắt đầu làm việc lúc 7 giờ sáng và tan làm lúc 12 giờ trưa. Chiều thì làm lúc 13 giờ và tan làm lúc 18 giờ.
Bà ấy khóc lóc cái gì?
Nhưng kiếp trước tôi bị coi là nạn nhân của thánh mẫu, bị chính bạn sếp của mợ ném vào chỗ bẩn thỉu và khó khăn nhất.
Có 24 giờ một ngày thì tôi quay cuồng làm việc trong ít nhất 20 giờ.
Vì tôi còn trẻ, lại sợ hãi mọi thứ nên bất cứ ai trong nhà máy cũng có thể bắt nạt tôi.
Các đồng nghiệp nam coi tôi như một món đồ chơi để họ đùa giỡn, nói những câu bẩn thỉu trước mặt tôi và chạm vào cơ thể tôi bằng đôi bàn tay ghê tởm của họ một cách vô lương tâm.
Các đồng nghiệp nữ thì bắt tôi giặt quần áo, liếm đế giày, cọ toilet trong phòng tắm.
Tôi cũng bị ông chủ trừ lương.
Lần nào tôi cũng gọi điện về nhà khóc với mẹ.
Bà chỉ nói: “Con còn trẻ, tuổi trẻ thì phải chịu một vài khó khăn. Em họ của con bây giờ cần tiền để học đại học. Điều đó cũng không hề dễ dàng đối với cậu mợ của con. Chúng ta phải giúp đỡ nhiều nhất có thể.”
Tôi đã phải chịu đựng một cuộc sống còn đau khổ hơn địa ngục suốt 5 năm. Rõ ràng là tôi có thể vào đại học và có một tương lai tươi sáng.
Chỉ vì tấm lòng thánh mẫu, luôn quan tâm đến người khác mà mẹ đã đẩy tôi vào địa ngục tối tăm.
Ngày hôm sau.
Tôi đến nhà máy gặp mẹ, lần này tôi đến một cách công khai, còn dẫn theo cả em họ.
Vì tôi biết khi mẹ nhìn thấy tôi chắc chắn bà sẽ khóc lóc, yêu cầu tôi từ bỏ việc học đại học để đến làm thay công việc của bà.
Đó chính xác là những gì tôi mong đợi.
Ngay khi mẹ nhìn thấy tôi, bà lao ngay vào tôi, nước mắt nước mũi tùm lum.
“Con gái, công việc này thật sự không phải dành cho người làm, mẹ ngày nào cũng ăn không ngon, ngủ không yên nên sụt mất mấy cân. Con làm thay mẹ nhé? Con còn trẻ, sức khoẻ lại tốt, chắc chắn phù hợp hơn mẹ.”
Nghe vậy, tôi cau mày, đẩy tay mẹ ra, giả vờ tức giận tra hỏi mẹ.
“Mẹ, sao mẹ có thể ích kỷ như vậy? Em họ con là cháu gái của mẹ. Mẹ không quan tâm đến em ấy mà chỉ ích kỷ nghĩ cho mình sao? Cậu mợ rất tốt với mẹ, nếu mẹ làm như vậy, họ sẽ thất vọng lắm cho xem! Mẹ, dù sao mẹ cũng lăn lộn trong cuộc sống lâu như vậy rồi, mẹ đã quen làm việc nên chắc chắn tốt hơn một kẻ vụng về như con. Nếu con thay mẹ làm, lỡ như có chuyện gì con làm không tốt rồi bị đuổi việc thì em họ làm sao có thể tiếp tục trang trải học phí? Mẹ có nghĩ vậy không?”
“Còn bây giờ, mẹ phải càng cố gắng hơn vì cuộc sống hạnh phúc sau này. Đợi em họ thành đạt, em ấy sẽ không quên mẹ đâu.”
Mẹ tôi rõ ràng đã lay động, nói với vẻ mặt buồn bã: “Ý mẹ không phải vậy.”
“Vậy ý mẹ là gì?”
Tôi quay đầu lại, thở dài nói với em họ.
“Em họ à, em có thể không được đi học đại học mất thôi. Mẹ chị không muốn làm việc để trả tiền học phí cho em nữa, bà ấy nói việc này quá vất vả.”
Em họ đột nhiên nổi giận, lao tới mẹ tôi, chỉ vào mặt bà mắng mỏ.
“Ý bà là gì? Bà là cô của tôi, vậy mà bà lại không muốn giúp tôi. Không phải bình thường bà là người phụ nữ thánh thiện sao? Tại sao chỉ có chút chuyện nhỏ này mà bà cũng không muốn giúp tôi? Bà có tin tôi sẽ nói với bố mẹ tôi không?”
Tôi nói cho bà biết, tồi nhất định phải đi học đại học, bà nhất định phải thành thật ở lại đây làm việc kiếm tiền học cho tôi, nếu không, đừng hòng tôi để yên cho bà.”
Giọng nó to đến nỗi mọi người xung quanh đều quay lại nhìn chúng tôi.
Mẹ tôi xấu hổ cúi đầu, nhỏ giọng an ủi.
6.
“Tâm Tâm, ý cô không phải vậy.”
Tôi hét to hơn nữa, để tất cả mọi người đều có thể nghe thấy.
“Mẹ, mẹ không thể ích kỷ như vậy, mẹ là người lớn trong nhà thì lo cho cháu mình một chút có sao đâu? Cậu mợ tuy khoẻ mạnh, có nhà, có xe, có tiền tiết kiệm, em họ thì mua quần áo mới mỗi ngày. Trái lại, nhà của chúng ta mẹ đã cho họ rồi, nhà mình cũng không có xe hơi. Mẹ thậm chí còn cho người ta mượn tiền mà không cần trả lại, con thì nhặt rác và làm những công việc lặt vặt để kiếm tiền học phí. Nhưng cậu con là em trai của mẹ và em họ là cháu gái của mẹ. Dù gia đình chúng ta có ra sao thì chúng ta vẫn phải giúp đỡ người khác, mẹ nên làm việc chăm chỉ để kiếm tiền trang trải học phí cho em họ chứ.”
Những người xung quanh bắt đầu tụ tập lại.
“Trời ơi, nhà này bị tâm thần rồi, sao phải nhường nhà cho người khác? Con gái mình thì phải tự kiếm tiền học phí, mà bà ta lại giúp con gái người khác kiếm tiền?”
“Nhìn quần áo và giày dép của cô gái đó đi, trông giống như hàng cao cấp. Cô ấy trông không giống con cái một gia đình nghèo đến mức không đủ tiền đóng học phí phải không? Hơn nữa, con của người khác thì liên quan gì đến bà ta chứ? Bà ta đang làm cái quái gì vậy?”
Tôi lắng nghe cuộc thảo luận của những người bên cạnh, trừng mắt nhìn họ giả vờ tức giận.
“Sao mọi người có thể nói như vậy? Mẹ tôi nói mọi người đều là họ hàng, là bạn bè, gắn bó với nhau, giúp được ai thì giúp.”
“Hơn nữa, ai cũng có khó khăn. Bây giờ chúng ta giúp đỡ người khác, sau này nếu có chuyện gì xảy ra, người khác cũng sẽ giúp đỡ chúng ta.”
“Em họ tôi là cháu gái của mẹ tôi. Mẹ tôi không giúp thì ai giúp? Dù cậu tôi có vay mẹ tôi mấy trăm nghìn mà mấy năm vẫn không trả, kể cả gia đình tôi không có tiền, tôi, con gái ruột của mẹ, không có tiền học đại học, nhưng mẹ tôi cũng chỉ đi làm để đóng tiền học cho em họ tôi thôi.”
“Nói cho các bạn biết, mẹ tôi là người tốt bụng nhất. Tôi chưa từng thấy người nào tốt bụng như vậy. Vốn dĩ gia đình tôi có một căn nhà ba phòng ngủ và một phòng khách rất tốt, nhưng vì anh họ tôi không có tiền mua nhà tân hôn nên mẹ sang tên căn nhà chúng tôi đang ở cho anh họ, mẹ còn cho người khác vay hơn một triệu nhân dân tệ, lại không cần viết giấy nợ khi vay tiền, cũng không ép họ phải trả tiền.”
“Chỉ cần người ta thích đồ trong nhà là mẹ sẽ tặng cho. Đó chỉ là một vật dụng nhỏ, tặng đi sẽ không làm tổn hại tình cảm giữa mọi người với nhau.Mỗi khi mẹ rảnh rỗi, mẹ sẽ làm những món ngon để đưa sang nhà cậu mợ. Mẹ tôi nói rằng cậu mợ đã làm việc chăm chỉ sau một ngày dài và việc bà ấy giúp họ nấu ăn là một điều đúng đắn. Còn bố tôi với tôi chỉ cần ở nhà nấu mì ăn liền ăn là được rồi.”
“Lần này mẹ tôi nghe tin em họ tôi không có tiền đóng học phí, không thể vào đại học nên liền thu dọn đồ đạc đi làm ở nhà máy để kiếm tiền đóng học phí cho em họ. Mọi người có nghĩ mẹ tôi là một thánh mẫu tốt bụng nhất trên đời không?”
Sau khi nghe tôi nói xong, xung quanh im lặng.
Một lúc sau, có người bước đến gần tôi nói:
“Có phải lúc nhỏ mẹ con bị ngã xuống nước nên não hỏng luôn rồi không?”
“Trời ạ, đây là cái gì mà tuyệt thế thánh mẫu phải không? Hôm nay tôi thật sự đã được mở mang tầm mắt rồi.”
“Người phụ nữ này quả thực có tố chất của thánh mẫu đó nha. Hôm qua khi tôi trở lại ký túc xá, tôi phát hiện điện thoại di động của mình đã bị ai đó lấy trộm. Lúc tôi định báo cảnh sát thì bà ta đã phát hiện ra và ngăn cản tôi đừng báo cảnh sát, còn nói với tôi rằng người lấy trộm chắc cũng không dễ dàng gì, nên tôi không cần phải keo kiệt như vậy, chỉ là một chiếc điện thoại thôi, quên nó đi.”
“Trời ơi, có một người mẹ như thế này thật xui xẻo.”
Mẹ tôi bị một đám người vây quanh, chỉ trỏ, mặt đỏ bừng vì xấu hổ.
Bởi vì tôi đã xé nát bộ mặt thánh mẫu của bà ấy trước mọi người nên cuộc sống của bà ấy trong nhà máy ngày càng trở nên khó khăn.
Vốn dĩ bà rất hòa thuận với đồng nghiệp nhờ vào tấm lòng của thánh thiện, nhưng sau đó mọi người đều đã biết bản chất thật của bà. Họ không còn gọi mẹ tôi bằng tên nữa. Họ gọi bà là “Thánh mẫu” và “kẻ ngu ngốc đầu óc ướt át”.
Họ nói những lời tục tĩu với bà, hỏi bà tốt bụng như thế thì có thể giúp họ giải quyết vấn đề trên giường luôn không.
Những người cùng ký túc xá thì nhờ bà giặt quần áo, đổ rác và chuẩn bị bữa ăn. Họ nói, bà không nên sống ích kỷ.
Tất cả những điều này tôi đều biết qua những cuộc điện thoại gay gắt của mẹ tôi.
Tôi lúc đầu còn giả vờ an ủi, nhưng bây giờ tôi còn không thèm nghe điện thoại của mẹ.
Nhìn bà từng bước nhảy vào chiếc lồng do trái tim thánh mẫu của chính mình dệt nên, tôi chưa bao giờ hạnh phúc hơn thế.
Tuy nhiên, có một điều mà tôi không ngờ tới đã xảy ra.
Khi tôi ra ngoài làm việc lặt vặt, mẹ tôi đã về nhà lấy trộm bản sao giấy báo nhập học của tôi rồi đưa cho em họ!
Cậu mợ tôi muốn em họ vào trường đại học lớn thay tôi, còn tôi thì vào trường cao đẳng của em họ, mẹ tôi đã đồng ý!
Sau khi nghe bố nói giấy thông báo nhập học đã mất, tôi tuy tức giận nhưng lại bật cười.
Mẹ không những ngu ngốc, thiếu hiểu biết mà còn làm trò phạm pháp!
Lấy giấy nhập học có ích gì? Chỉ cần đến ngày báo điểm học kỳ là em họ tôi có thể trực tiếp vào tù.
Lần này, tôi không thể chịu đựng được nữa nên đã nhờ bố tôi trực tiếp gọi cảnh sát!