Người mẹ Thánh Mẫu - Chương 2
3.
Hôm nay là sinh nhật của tôi, mợ và em họ đến nhà tôi ăn tối.
Vừa bước vào cửa, em họ đã đi thẳng vào phòng ngủ của tôi như trước giờ để xem tôi có thứ gì hay ho không.
Lúc trước người mẹ thánh mẫu nói tôi là chị, Tâm Tâm là em gái, lấy cái gì của tôi cũng là chuyện đương nhiên.
Vì thế cho dù thứ mình rất thích bị em họ lấy đi thì tôi cũng chỉ biết ôm uất ức trong lòng không dám nói một lời.
Nhưng lần này thì làm gì có chuyện tốt như thế!
Em họ ngay lập tức thích thú với món quà sinh nhật mà bạn cùng bàn tặng cho tôi, một chiếc vòng tay bằng dây màu đỏ.
Em ấy không hề hỏi qua ý kiến của tôi tôi mà vui vẻ đeo nó vào như của mình.
Tôi không nói một lời, lặng lẽ quay người đi vào phòng mẹ.
Tôi lục lọi tủ lấy ra toàn bộ bộ sưu tập trang sức riêng của mẹ tôi đưa cho em họ.
“Em họ à, sợi dây đỏ trên tay em không có giá trị gì đâu, em nhìn cái này xem.”
Đúng như tôi nghĩ, mắt em họ sáng lên khi nhìn thấy chiếc vòng cổ bằng vàng, nhẫn vàng và chiếc vòng ngọc trên tay tôi.
Em ấy giật lấy ngay lập tức.
Chiếc vòng ngọc rơi xuống đất vỡ thành từng mảnh, phát ra âm thanh giòn tan.
Nhưng em họ không quan tâm, thay vào đó em ấy vui vẻ ngắm nghía chiếc nhẫn và vòng cổ bằng vàng.
Tôi bình tĩnh lấy lại chiếc vòng tay bằng dây màu đỏ, giấu nó đi, nghe tiếng bước chân vội vã bên tai, nhếch khóe miệng, cuộc vui sắp bắt đầu…
Mẹ tôi cầm thìa vội vàng chạy tới: “Sao thế? Con làm rơi cái gì à? Tiểu Linh, con phải cẩn thận chứ, nhỡ con làm Tâm Tâm bị Thương thì sao?”
Hãy nhìn xem, mẹ bắt đầu buộc tội tôi mà không thèm hỏi lý do, lo lắng như thể em họ mới là con gái bà ấy.
Tôi cố tình lùi ra xa để mẹ có thể nhìn rõ chiếc vòng ngọc bị vỡ trên mặt đất.
Mẹ tôi nhìn thấy chiếc vòng ngọc bị vỡ thành nhiều mảnh trên mặt đất, khuôn mặt thánh mẫu hàng ngày méo mó.
“Ai đã làm vỡ nó? Bồi thường cho tôi nhanh lên!”
m thanh lớn đến mức thu hút những người đang ngồi khoe khoang trong phòng khách.
Khi một nhóm người chen chúc vào trong căn phòng nhỏ, tôi bắt chước giọng điệu của mẹ.
“Ôi, mẹ ơi, không phải chỉ là một chiếc vòng ngọc thôi sao? Cũng không phải vật gì quan trọng lắm. Hơn nữa, em họ con cũng không cố ý, nếu em ấy muốn thì cứ đưa cho em ấy đi. Mẹ là người lớn, nên rộng lượng một chút. Em họ dù sao cũng còn nhỏ, mẹ bắt bẻ làm gì chứ?”
Em họ chạm vào chiếc vòng cổ và nhẫn vàng trên người mình, bĩu môi.
“Cô à, con là cháu gái của cô, chỉ mấy món trang sức thôi mà cô cũng không muốn cho con sao?”
Tôi tiếp tục truyền tải hào quang thánh mẫu hàng ngày của mẹ tôi.
“Đúng đó mẹ, mẹ chỉ có em họ là cháu gái thôi. Mẹ không thương em ấy thì ai thương em ấy?”
“Sau này, khi em họ có một tương lai sáng lạn rồi, em ấy nhất định sẽ không quên một người cô tốt bụng như mẹ đâu.” Mẹ tôi nghẹn ngào không biết phải nói sao.
Mợ tôi kéo cô em họ lại, giả vờ tát nhẹ một cái.
“Sao con lại làm thế? Sao con có thể tùy tiện lấy đồ của cô vậy hả? Mau xin lỗi cô đi.”
Rồi dì quay sang mẹ tôi cười ngượng ngùng: “Đứa nhỏ này từ nhỏ đã nghịch ngợm, không phải cố ý, chỉ là một ít nữ trang mà thôi, chị à, đừng tranh cãi với một đứa trẻ.”
Từ đầu đến cuối, mợ tôi và những người khác không hề nói một lời về việc bồi thường chiếc vòng tay hay trả lại những đồ trang sức khác, vì họ tin chắc rằng mẹ tôi sẽ đưa những thứ này cho họ.
Trong lòng họ, mẹ tôi chỉ là vật tế thần đơn giản, ai cũng có thể sử dụng như một máy rút tiền.
Những món trang sức này được bố tặng cho mẹ khi bố mẹ kết hôn. Rõ ràng mẹ tôi không muốn đem cho người khác.
Tuy nhiên, mẹ là một thánh mẫu không biết cách từ chối. Mẹ sợ rằng nếu nói “Không”, mối quan hệ giữa bà và những thân coi bà như một cây ATM này sẽ rạn nứt.
Mẹ tôi hướng ánh mắt cầu cứu về phía tôi và bố, muốn chúng tôi nói giúp bà ấy.
Tôi lặng lẽ kéo góc áo của bố để ngăn ông nói thay mẹ.
Mẹ tôi đứng đó bất lực, mỉm cười ngượng nghịu.
4.
Tôi chỉ trả lại chính xác những gì mẹ đã làm thôi. Mẹ có thấy khó chịu không?
Kiếp trước, em họ cũng lấy chiếc vòng tay chỉ đỏ của tôi, tôi không chịu đưa cho em ấy, nhưng mẹ tôi nói em họ nhỏ hơn tôi nên tôi phải biết nhường nhịn, nếu em ấy muốn thì cứ đưa cho em ấy. Mẹ đã tặng chiếc vòng tay đó cho em họ khi chưa hề có sự đồng ý của tôi.
Bây giờ nó được thay thế bởi thứ mẹ yêu thích, mẹ lại không đành lòng?
Trên bàn ăn, mẹ tôi dường như quên mất chuyện vừa xảy ra, tiếp tục vào vai một thánh mẫu lương thiện như thường ngày.
Bà ấy giống như một phục vụ khách sạn, bận rộn rót rượu cho mọi người. Ngay khi nhìn thấy ly rượu của họ cạn đi, bà sẽ lập tức rót đầy lại.
Ăn được một lúc, cậu tôi nháy mắt với mợ, mợ liền đến bên mẹ.
Tôi bình tĩnh khịt mũi, biết rằng buổi diễn sắp bắt đầu tiếp rồi.
Mợ thăm dò hỏi mẹ tôi: “Chị ơi, chuyện lần trước em nói với chị về việc cho Tiểu Linh vào nhà máy làm ấy, chị còn nhớ không? Em đã thỏa thuận với nhà máy rồi, tuần sau con bé có thể vào làm, chị đừng lo lắng, em chắc chắn nhà máy đó trả lương rất cao, lại nhiều phúc lợi, chỉ thương cho Tâm Tâm không thể vào đại học vì không đủ tiền nộp học phí.”
Mẹ tôi vừa định mở miệng nói thì tôi đã cướp lời trước.
Tôi giả vờ khó hiểu: “Sao em họ lại không có tiền đi học đại học? Mẹ con nói rằng bà ấy sẽ làm việc ở nhà máy để gửi tiền cho em họ. Mợ đừng lo.”
Lời nói của tôi khiến cả bàn im lặng một lúc.
Mẹ liếc nhìn tôi, tôi giả vờ như không nhìn thấy.
Nếu tôi không đội chiếc mũ này cho mẹ, thì đám người này sẽ nghĩ ra ý tưởng điên rồ là ném tôi vào nhà máy.
Cậu mợ nhìn nhau, nhếch khóe miệng.
“Thật tốt, chờ Tâm Tâm của chúng ta tốt nghiệp đại học, tìm được việc làm tốt, con bé nhất định sẽ không quên một người cô tốt bụng như chị.”
“Tâm Tâm, con nhanh cảm ơn cô đi.”
Em họ tôi đang nhai đùi gà, không thèm ngẩng đầu lên, chỉ lí nhí nói hai chữ: “Cảm ơn.”
Tôi biết mấy người này không quan tâm đến chuyện tôi hay mẹ tôi làm việc trong nhà máy.
Họ chỉ muốn tìm một kẻ ngốc kiếm tiền cho họ.
Ngay cả khi mẹ tôi không muốn vào nhà máy, thì một người luôn có tấm lòng thánh thiện như mẹ cũng sẽ không nói lời từ chối.
Khuôn mặt hiền lành, tươi cười thường ngày của mẹ tôi đột nhiên lộ rõ vẻ xấu hổ và bối rối.
Những ngón tay của mẹ nắm chặt chiếc khăn trải bàn, vò đi vò lại. Nhưng bố và tôi không nói một lời nào.
Sau khi mọi người rời đi, mẹ kéo tôi lại.
Bà tức giận nói: “Hôm nay con làm sao vậy? Sao con có thể nói bậy bạ như thế? Mẹ hứa sẽ làm việc trong nhà máy khi nào?”
Tôi giả vờ che miệng lại, ngạc nhiên nói:
“A? Không phải chính mẹ nói rằng mẹ muốn làm việc trong nhà máy để kiếm tiền học phí cho em họ sao? Mẹ không muốn giúp đỡ gia đình cậu mợ đúng không? Nhưng mẹ nên biết rằng gia đình ai cũng sẽ có lúc khó khăn, bây giờ chúng ta giúp đỡ họ, họ sẽ giúp lại chúng ta trong tương lai thôi mà.”
“Hơn nữa, mẹ không giúp họ thì ai có thể giúp họ? Mẹ không muốn mối quan hệ với cậu mợ trở nên bất hoà đâu đúng không?”
Tôi đã lặp lại những lời nói mà bà ấy đã dùng để tẩy não tôi trước đây.
Mẹ tôi lo lắng: “Nhưng… nhưng…”
Tôi ngắt lời bà: “Được rồi, mẹ đừng lo lắng, hai ngày nữa mẹ có thể thu dọn đồ đạc để đến nhà máy, em họ của con sắp bắt đầu đi học rồi, mẹ nên đến nhà máy làm việc sớm để kiếm tiền đóng học phí cho nó. Mẹ đã giúp đỡ cậu mợ giải quyết được một vấn đề lớn chắc chắn họ sẽ rất biết ơn mẹ.”
“Sau này, khi em họ tốt nghiệp đại học, tìm được việc làm tốt và cưới được một người đàn ông tốt, em ấy nhất định sẽ không quên mẹ, người cô tuyệt vời của em ấy, người đã làm rất nhiều điều cho em ấy, khi về già, mẹ sẽ được hưởng phúc.”
Mẹ tôi còn muốn kiếm cớ nhưng tôi đã lao vào phòng, đóng cửa lại trước mặt bà.
“Đừng nói nữa, một thánh mẫu như mẹ có nhiều người nâng đỡ lúc tuổi già là điều may mắn lắm đấy!”
Cuối cùng, với sự thúc giục của cậu mợ tôi, mẹ tôi đã lên xe đi làm ở nhà máy.
Vào giây phút cuối cùng khi xe bắt đầu di chuyển, bà ấy đã bám chặt lấy tôi mà không bỏ cuộc.
“Tiểu Linh, sao con không đi đi, con, con…” Mẹ chưa kịp nói xong, tôi đã tóm lấy em họ đang chơi game bên cạnh.
“Em họ à, mẹ chị đi kiếm tiền đóng học phí cho em. Sao em không tạm biệt bà đàng hoàng đi? Sau này, khi em vào đại học và thành đạt, em không thể quên mẹ chị đâu đó. Bà đối xử với em còn tốt hơn đứa con gái là chị đây.”
Cô em họ đang hoàn toàn tập trung vào trò chơi, thản nhiên xua tay.
“Cô cả đừng lo lắng, sau này con nhất định sẽ chăm sóc cô.”
Mẹ tôi bị phân tâm bởi lời nói này, và chiếc xe đã lao đi trước khi mẹ kịp nói gì đó với tôi.
Xe vừa phóng đi, tôi đã nghe thấy tiếng lẩm bẩm của em họ bên cạnh.
“Đ iên thật chứ, ai lại đi biết ơn bà ta? Bà già bệnh hoạn bày đặt làm thánh mẫu.”
Nhìn về hướng xe đang rời đi, tâm trạng tôi vui vẻ, thầm chửi rủa.
“Thánh mẫu thân yêu, cháu gái ngoan gọi mẹ là bệnh hoạn kia kìa. Đáng tiếc là mẹ không nghe được.”