Người Mẹ Giả Của Tôi - Chương 4
12
Bảy ngày bị đình chỉ học, tôi đã không trải qua dễ dàng gì. Tôi không có cái quyền được người lớn chú ý chỉ bằng cách khóc lóc hay nũng nịu.
Về đến nhà, tôi như bị bỏ quên.
Mẹ vừa vào nhà đã đi thẳng vào phòng ngủ, Giang Nồng tất nhiên cũng theo sát sau lưng.
Không lâu sau, từ trong phòng truyền ra tiếng mẹ nức nở: “Tại sao tôi lại nuôi một đứa như nó chứ?” Mẹ vừa khóc vừa nói.
Tôi chuyển đồ của mình sang phòng làm việc, nhưng chưa kịp sắp xếp xong sách vở, Giang Nồng đã đẩy cửa bước vào.
Cô ta lạnh lùng nói: “Chị đừng ở đây nữa, lát nữa em sẽ thay hết chăn ga trong phòng em. Chị vào đó mà ở, vì chị mới là chủ nhân của ngôi nhà này.”
“Dựa vào đâu?” Tiếng mẹ nhanh chóng vang lên, bà lao vào sau khi nghe tiếng: “Khóc lóc một chút là đúng à? Nồng Nồng, con đừng nhường! Nhà này cô vẫn quyết định được!”
Đúng lúc đó, bố tôi đi làm về.
Giờ giấc tan làm của ông chẳng sớm sủa gì, mặt ông đầy vẻ mệt mỏi, động tác mở cửa cũng mang theo sự bực bội: “Cãi cọ gì đấy? Không thể để tôi yên được à?”
Ánh mắt ông quét qua tôi, người đang đứng giữa phòng làm việc với vẻ mặt lạnh lùng: “Hứa Yên, con không thể hiểu chuyện hơn một chút à? Vừa cuối tuần về nhà đã cãi nhau, không thể sống yên ổn được sao?”
Đấy, đây là lý do tôi không tìm đến bố khi bị mẹ đối xử như vậy. Họ, một người thì thiên vị ra mặt, một người thì lờ đi mọi chuyện trong gia đình, chỉ chăm chăm giữ bề ngoài hòa thuận.
“Tôi đã đủ mệt rồi, đừng tạo thêm rắc rối cho tôi được không?”
Trong mắt tôi, ai trong họ tốt hơn? Không, không ai tốt hơn cả.
Họ đều là những người làm cha mẹ thất bại như nhau!
“Cái ánh mắt gì thế kia?” Mẹ tôi lại nổi giận.
“Được thôi, được thôi, không phải con nói mẹ thiên vị sao? Mẹ sẽ cho con biết thế nào là thiên vị thực sự!”
“Nồng Nồng! Từ giờ đừng để ý đến nó.” Bà quay sang Giang Nồng, giọng điệu như đã nắm được điểm yếu của tôi: “Nếu trong bảy ngày này nó không nhận ra lỗi của mình, thì cô sẽ giúp nó nhận ra!”
Bà muốn cho tôi thấy thiên vị thực sự là như thế nào. Còn có thể thế nào nữa? Còn có thể tệ hơn hiện tại không? Không cho tôi ăn uống? Ngược đãi tôi? Hay đuổi tôi ra khỏi nhà? Chẳng thể tệ hơn được nữa, đúng không?
Nhưng tôi sẽ không để chuyện này xảy ra thêm nữa.
Tôi không cho phép mình tiếp tục như vậy.
Không cho phép mình sống trong chính nhà mình mà như kẻ ở nhờ; không cho phép mình phải quỵ lụy cầu xin mẹ chỉ để được yêu thương thêm một chút; không cho phép mình giống như kẻ ăn xin, khẩn cầu mẹ tham dự buổi họp phụ huynh mà lại bị từ chối thẳng thừng!
Tôi đeo lại chiếc balo vừa đặt lên bàn.
“Con định làm gì?!” Mẹ tôi thất thanh: “Con nghĩ mình đang làm gì đấy hả? Con định lật trời à?!”
Ba tôi vội vàng giữ lấy tôi khi thấy tôi định ra ngoài.
“Con định đi đâu?” Bàn tay ông như kìm sắt, nắm chặt lấy cổ tay tôi, càng lúc càng siết mạnh: “Con bao nhiêu tuổi rồi, còn bày trò trẻ con thế này? Mẹ con chỉ nói con vài câu, bà ấy là mẹ ruột con đấy!”
“Con được ăn ngon, mặc đẹp…”
“Câm miệng!” Bố quát mẹ.
Tôi nhìn đôi mắt đỏ hoe của mẹ, đột nhiên lại ngân ngấn nước mắt: “Hứa Quốc Đống! Bình thường anh quản ai? Giờ tôi nói con vài câu cũng không được. Lúc nào cũng để tôi đóng vai ác, anh đóng vai hiền…”
“Con không phải muốn ở phòng ngủ nhỏ sao?”
Bố cúi đầu: “Vậy từ giờ, con và Nồng Nồng luân phiên ở phòng đó, một ngày một người, thế là công bằng.”
Công bằng.
Haha.
Hóa ra ông cũng biết thế nào là công bằng. Hóa ra ông cũng biết họ đối xử với tôi không công bằng.
“Bố, bố nghĩ rằng, con chỉ hận mỗi mẹ vì không công bằng thôi sao?”
“Bố nghĩ rằng, hôm nay làm ầm lên thế này là vì mẹ thiên vị và con bướng bỉnh sao? Bố có thể đừng luôn tìm cách dĩ hòa vi quý nữa không? Bây giờ bố biết giải quyết như vậy, sao lúc đầu không biết?”
“Giang Nồng còn bà ngoại, còn bà nội. Cô ta chỉ còn lại mỗi cô chú là bố mẹ thôi sao? Nhà mình chăm lo cho con cái của mình chưa xong, sao phải nhận nuôi con người khác?”
“Dù có nhận nuôi, nhà mình chỉ có một phòng thôi à? Lẽ nào không thể sửa phòng làm việc thành phòng ngủ cho cô ta ở sao? Sao bố lại để cô ta từng bước từng bước chiếm lấy không gian của con?”
“Con đã từng nói con không thích chia sẻ phòng của mình, không thích chia sẻ bố mẹ. Nhưng bố nói thế nào? Bố nói ‘Đừng làm loạn, mẹ con một mình đã đủ khiến bố đau đầu rồi’.”
“Bây giờ bố lại trách con làm loạn. Bố hỏi tại sao con làm loạn? Là bởi vì trước đây con từng muốn làm loạn, nhưng lại không làm được!”
“Bố trách con tại sao gây rắc rối cho bố mẹ. Là bởi vì bố mẹ chưa từng thử giải quyết bất kỳ rắc rối nào cả!”
“Đủ rồi!” Mẹ tôi đập vỡ chiếc cốc trên bàn.
“Con trách mẹ, trách ba, rồi đến trách Giang Nồng! Nhưng trước khi có con, gia đình ba người chúng ta sống rất tốt! Mẹ sinh con không phải để con trách mẹ! Nếu con thấy nhà này không tốt, thì…”
“Được thôi.” Tôi hất tay bố ra: “Con đi.”
Vừa mở cửa, luồng không khí lạnh ập vào. Tôi quên lấy khăn quàng cổ và găng tay.
Và tôi không định lấy nữa.
Sau lưng là tiếng mẹ gào lên: “Mày đi đi! Đi rồi thì đừng bao giờ quay lại! Mày đúng là cái đồ bất hiếu…”
Bố tôi cũng gọi tên tôi vài lần.
Nhưng rồi tiếng gọi yếu dần, yếu dần.
13
Đêm đông, ngay cả trong thành phố cũng mang một vẻ lạnh lẽo đặc biệt.
Các cửa hàng bên đường đều sáng đèn, ánh sáng từ những bóng đèn vàng nhạt hoặc rực rỡ hắt ra, nhưng khách đến thưa thớt.
Tôi chẳng biết đi đâu.
Hôm nay trường cho nghỉ, tôi không thể quay về đó được — ngay cả khi có quay về, tôi cũng sẽ bị đuổi ra ngoài vì còn bị đình chỉ bảy ngày.
Trên người tôi lúc này chỉ còn lại 20 đồng.
Nhà bà nội ở thành phố khác, còn nhà bà ngoại… họ cũng sẽ giống như mẹ tôi, nói rằng tôi thật không biết điều.
Đi qua các cửa hàng đã đóng cửa, tôi cứ bước mãi, bước mãi, cho đến khi cắn răng đi vào một tiệm ăn nhanh mở cửa 24 giờ.
Với 20 đồng, có lẽ tôi chỉ đủ tiền mua một cốc cà phê ở đây. Nhưng nghĩ đến ngày mai và ngày kia, tôi vẫn ngồi xuống một chỗ và khi nhân viên phục vụ hỏi tôi muốn ăn gì, tôi chỉ khẽ lắc đầu.
Bình tâm lại, tôi lấy sách vở từ trong balo ra và cúi đầu làm bài tập. Mãi đến khi có tiếng gõ trên bàn, tôi ngẩng đầu lên.
Đập vào mắt tôi là một ngón tay hơi cong, có phần thô ráp. Tôi nhìn theo cánh tay đó và thấy một khuôn mặt sinh động với đôi mắt sáng.
“Ồ.” Bà ấy nói: “Bị đuổi ra ngoài à?”
Thấy tôi ngơ ngác, bà ấy bật cười: “Không nhận ra tôi sao? Tôi là Triệu Điềm, ‘mẹ’ mà cháu đã thuê.”
Với dáng vẻ hiện tại, dĩ nhiên tôi không nhận ra bà ấy.
Lúc này, chiếc áo da mà Triệu Điềm thường mặc không biết đã bị vứt đi đâu. Bà ấy đang mặc đồng phục nhân viên của quán ăn, khuôn mặt hoàn toàn không trang điểm, trông giống như một sinh viên làm thêm.
Không, có lẽ còn trẻ hơn cả sinh viên đại học.
(Từ khúc này đổi từ ‘bà ấy’ sang ‘cô ấy’.)
Tôi hiểu rồi. Hóa ra, lý do cô ấy nhất quyết trang điểm khi đi họp phụ huynh cho tôi là vì nếu không, người khác sẽ dễ dàng nhận ra cô ấy còn rất trẻ.
“Hôm nay tính ngủ ở đây à?” Cô ấy hỏi tôi.
Tôi không trả lời.
Đúng là cô ấy đã giúp tôi xả giận ở trường. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ việc cô ấy đã đòi 200 đồng chỉ để tham gia buổi họp phụ huynh đó.
“Tối nay tôi cho em ở nhờ.” Cô ấy nói: “Tôi tan ca rồi, giờ đi thay đồ. Em đi không?”
Tay tôi đang viết chợt dừng lại. Cô ấy nhanh chóng thu dọn đồ đạc và chuẩn bị ra ngoài.
Trước khi đi, cô ấy nhìn tôi lần cuối: “Đi không? Em không đi thì tôi đi đây.”
Vài nhân viên phục vụ khác cũng liếc nhìn tôi.
“Cô làm gì vậy?” Tôi vẫn còn chút cảnh giác.
“Haha.” Cô ấy bật cười: “Tôi bắt cóc trẻ con, đi hay không thì tùy em.”
14
Nhà của Triệu Điềm nhỏ và cũ kỹ, lại không có máy sưởi. Nhưng được dọn dẹp rất sạch sẽ.
Thấy vẻ mặt tôi, cô ấy mỉm cười: “Đừng chê nhé. Chê thì tôi đưa em quay lại tiệm ăn đấy.”
Tôi không trả lời, ánh mắt dừng lại trên chiếc bàn học đã bong tróc lớp sơn. Trên bàn chỉ có một cuốn sách duy nhất: <>
“Cô là học sinh cấp ba à?” Tôi hỏi: “Học sinh cấp ba mà ra ngoài làm việc sao?”
Cô ấy phủ chăn lên giường: “Trong phòng lạnh lắm. Tôi đi ngủ đây. Em thì sao?”
“Tôi cũng…”
“Vậy thì vào nằm trước đi, nằm ấm chăn giúp tôi.”
Tôi: “?”
“Thành tích của em cũng khá đấy.” Khi đang mơ màng ngủ, tôi nghe cô ấy nói bên cạnh.
“Thành tích trước đây ấy.”
Tôi thừa nhận mình có sa sút, nhưng trước đây thành tích của tôi chỉ là “khá” thôi sao? Nghĩ vậy, tôi hỏi thẳng.
“Thành tích của tôi còn hơn em.” Cô ấy trả lời.
“Hồi đó, tôi là học sinh đứng đầu toàn trường, cũng học lớp 8 của năm. 3”
Hiểu rồi, lớp 8 luôn là lớp giỏi nhất. Không khó hiểu khi thầy chủ nhiệm nhận ra cô ấy. Ảnh của học sinh đứng đầu trường chắc chắn được treo trên bảng danh dự, thầy cô nào cũng biết.
Nhưng thầy Triệu chắc chắn tức giận khi thấy một học sinh xuất sắc ngày nào giờ lại quay lại trường với công việc như vậy.
Có lẽ, đó là lý do mà mắt cô ấy hôm qua đỏ hoe.
Tôi muốn hỏi cô ấy giờ ra sao. Nhìn cô ấy như sinh viên đại học, nhưng sinh viên nào lại còn đọc sách luyện thi cấp ba chứ?
“Tôi bây giờ? Tôi đã không học nữa rồi.” Cô ấy nói: “Thi đỗ cấp ba nhưng không đi học.”
“Tại sao không học?”
“Vì nhà tôi trọng nam khinh nữ. Thế nên, hôm nay tôi giúp em vì thấy hoàn cảnh của em cũng giống tôi.”
“À không, ba mẹ em còn tệ hơn ba mẹ tôi.”
Khi nghĩ rằng Triệu Điềm là người lớn, tôi vẫn còn dè chừng. Nhưng khi biết cô ấy chỉ là một học sinh bỏ học giữa chừng, vẫn đang cố gắng kiếm tiền, sự dè chừng ấy hoàn toàn biến mất.
“Cái quái gì mà học sinh!” Cô ấy cốc đầu tôi.
“Tôi hơn em 5 tuổi, là người lớn, là người trưởng thành!”
Khi trời vừa tờ mờ sáng, cô ấy mặc quần áo và dặn dò tôi: “Em có thể dậy muộn chút. Tôi để chìa khóa trong ngăn kéo, nếu ra ngoài nhớ khóa cửa.”
Tôi biết lý do cô ấy ra ngoài sớm như vậy. Cô ấy từng nói rằng mình làm ba công việc: một ở nhà máy điện tử, một ở tiệm ăn, còn một là làm tự do, chẳng hạn như đóng giả phụ huynh hoặc chăm sóc thú cưng.
“Có ai mà không muốn đi học đâu chứ?” Một học sinh xuất sắc ngày nào, giờ đây vừa chửi thề vừa nói với tôi.
Hôm qua quá xúc động, giờ tôi vẫn còn mệt. Vì vậy, sau khi cô ấy nhẹ nhàng đóng cửa, tôi lại ngủ thiếp đi.
Thật ra, tôi còn nhiều điều muốn hỏi cô ấy.
Hỏi cô ấy hôm qua sau khi chúng tôi đi, thầy Triệu đã nói gì, và liệu cô ấy có buồn khi bị thầy thất vọng.
Hỏi cô ấy làm việc vất vả như vậy để làm gì, hỏi tại sao nói chỉ nhận tôi ở một đêm nhưng lại không có vẻ muốn đuổi tôi đi.
Nhưng cô ấy quá bận rộn, chẳng có thời gian để tôi hỏi.