Hướng Tới Hạnh Phúc - Chương 3
Trong ngực bồn chồn.
Tôi thức dậy vào giữa đêm.
Tôi là một tác giả tiểu thuyết, sắp đến hạn nộp bản thảo, nếu không nộp kịp sẽ bị dí deadline.
Tôi đeo cặp kính gọng bạc và ngồi ở sofa, gõ nhẹ vào bàn phím.
Giang Khâm cũng bước ra.
Trên tay anh vẫn đang cầm một tập tài liệu và cặp kính gọng bạc được gác trên sống mũi: “……vẫn chưa nghỉ ngơi sao?”
Tôi không muốn để ý đến anh ấy và tiếp tục gõ bàn phím: “Có việc.”
“Em bận rộn cái gì?”
“Không có bận rộn cái gì”.
Giang Khâm nhấp một ngụm nước.
“Không bận thì lấy gì nuôi con đây? Tiền cũng không có.”
“…Lấy thẻ của anh. Sau đó em không chi tiêu gì sao?”
Không phải là tôi không tiêu mà là tạm thời tôi không cần nhiều tiền như vậy.
Nếu một ngày nào đó có việc gấp xẩy ra, tôi chắc chắn sẽ tiêu xài nó không chút do dự.
Giang Khâm lại hỏi, nhưng anh cũng không tiến lên nhìn: “Em đang bận cái gì!”
Tôi không để ý tới anh.
Giang Khâm mỉm cười: “Ồh, Em sẽ không nói cho tôi biết phải không?”
Anh bật điện thoại di động, đổi kênh phát sóng và có âm thanh phát ra: “《Siêu sao tỏa sáng, bà xã độc đoán thật khó chịu》,《Theo đuổi tình yêu! Người vợ bỏ trốn của Tổng Thống》,《 Xuyên thành đứa bé, Nữ hoàng điện ảnh phát hỏa trên mạng》…”
Ngón tay tôi cứng đờ.
Mặt lập tức đỏ lên. TMD, đây là một bài viết trực tuyến đáng xấu hổ do tôi viết!
*TMD (Viết tắt của 他妈的): Câu chửi người: c.on m.ẹ m.ày!
Cứu mạng!
“Giang Khâm!!”
Tôi tức giận đến mức nhảy lên giật lấy điện thoại di động của anh ta.
Đôi mắt của Giang Khâm cong lên khi anh cười.
Anh giơ điện thoại lên cao, vì vậy tôi bổ nhào vào trong ngực anh.
Giang Khâm thuận thế ôm eo tôi, cánh tay anh siết chặt, không cho tôi động đậy.
Mùi hương tuyết tùng nhàn nhạt của nam giới khiến mũi tôi chua chua.
Không phải thế… Tôi không phải cảm động vì cái ôm này.
Anh ôm lấy tôi.
Hơi thở nóng rát phun vào bên cổ.
Tư thế lập tức trở nên mơ hồ, anh thì thầm vào tai tôi: “Em có thể không tin, năm năm này anh…”
Vết đỏ trên mặt tôi vẫn chưa biến mất, tôi ngước lên nhìn anh: “Anh buông tôi ra!”
Giang Khâm cười xấu xa: “Hôn anh một cái anh sẽ thả em ra”.
“Anh có thả tôi ra không!”
“Chỉ hôn một cái thôi”.
“Anh thả tôi ra, thả tôi ra!”
Giang Khâm bị tôi chọc cười, ngực đều run rẩy.
“Em thật đáng yêu.”
“Anh sẽ không buông”
Ta bị chọc giận đến sắp khóc: “Sao anh lại như thế này!”
Lúc trước anh sẽ thường dỗ dành, nhường nhịn tôi.
“Viết rất tốt, em thẹn thùng cái gì?”
Giọng nói trầm ấm của Giang Khâm vang lên.
“《 Những năm tháng tôi đã trải qua 》là bản viết tốt nhất.”
Nghe thấy cái tên tương đối bình thường này, tôi dừng lại, bất động.
Giang Khâm nhẹ giọng hỏi: “Nguyễn Diệu, là chúng ta sao?”
“Anh nói, anh muốn biết, tôi liền kể cho anh nghe mọi thứ”.
6.
Tôi đã gặp Giang Khâm tám năm trước.
Tôi sinh ra ở một huyện nhỏ ở thành phố Quảng Đông, nơi chúng tôi kiếm sống bằng nghề phơi tảo bẹ.
Trong một gia đình trọng nam khinh nữ.
Còn em trai tôi, sinh sau tôi một năm, tên là Nguyễn Tông Dao.
Tông Dao, quang vinh diệu tổ.
Tôi tình cờ nghe được tin đồn trong làng nhắc đến ý nghĩa của cái tên này.
Lúc đó tôi không hiểu tại sao họ lại ghét tôi đến thế dù họ là cha mẹ ruột của tôi.
Sau này tôi mới biết.
Con gái ngay từ khi sinh ra đã bị cha mẹ coi là công cụ.
Tôi đã nhận thức được sự ghét bỏ và thiên vị của họ ngay từ khi còn nhỏ.
Tôi chưa bao giờ được mua quần áo mới, mẹ tôi luôn cho tôi mặc lại quần áo cũ của em trai sau khi nó không mặc đến chúng nữa.
Những vết vá cứ ngày một nhiều lên.
Em trai tôi có thể mua quần áo mới mỗi mùa.
Bố mẹ tôi làm việc trong một nhà máy và tổng lương hàng tháng của họ chưa đến 2.000 nhân dân tệ. Tuy vậy, họ không bao giờ ngần ngại khi mua đôi giày ba, bốn trăm tệ cho em trai.
Còn tôi vẫn mang dép ngay cả trong mùa đông, tay chân tôi lạnh cóng.
Em trai tôi đang ăn gà rán, miệng đầy dầu.
Tôi chỉ ăn cháo loãng, thỉnh thoảng nếu quá thèm mà lén lút lấy một miếng da gà thì sẽ bị mắng là vô liêm sỉ.
Họ nói con gái béo thì không ai thèm lấy, lớn lên sẽ là kẻ vô dụng.
Ở trường tiểu học nông thôn của chúng tôi, không có nhiều nữ sinh còn mang hy vọng.
Họ dường như đang dần chấp nhận số phận của mình và tin rằng mình không cần phải học nhiều để làm gì.
Dù sao thì đến tuổi trưởng thành cũng sẽ kết hôn, sống ở mảnh đất nhỏ bé này, không còn khả năng nào khác.
Nhưng có người lại không muốn từ bỏ.
Tôi có một ước mơ kể từ khi còn nhỏ và nó cứ lớn dần trong tâm trí tôi. Tôi muốn thoát khỏi nơi đây.
Trong thế giới rộng lớn như vậy, không lẽ con đường duy nhất chỉ là là bị bán đi, kết hôn và sinh con. Sau đó, tôi vô tình nhìn thấy một câu.
Bước đầu tiên để trở thành một tác giả tiểu thuyết là gì? Đó là có một gia đình không hoàn hảo.
Khi còn học cấp hai, tôi tình cờ đọc được vài cuốn tiểu thuyết. Tôi đã có ý tưởng viết một câu chuyện.
Tôi đã viết lại về gia đình của mình, những trải nghiệm và lý tưởng của mình vào nhật ký.
Tôi muốn trở thành một nhà văn.
Sau này nhật ký của tôi bị cô giáo phát hiện.
Sau khi cô Chu tịch thu nhật ký của tôi, cô gọi tôi đến văn phòng.
Tôi hơi sợ.
Cuốn nhật ký chứa đầy những bí mật mà tôi không thể kể cho ai, cũng như những giấc mơ hoang đường mà lúc đó tôi không dám tiết lộ cho người khác.
Sự lo lắng, e ngại nhanh chóng được giải quyết bằng nụ cười dịu dàng của cô.
Cô ấy đưa lại cuốn sách cho tôi. “Tiết đó là môn vật lý, em không được phép làm bất cứ điều gì khác trong giờ.”
Cô dừng lại và mỉm cười nói: “Cô chỉ đọc một trang thôi, viết rất hay và rất tài năng”. “Hứa với cô nhé, em sẽ viết nó trong lớp đọc tiếp theo, được không?”
Tôi ngạc nhiên và bất ngờ ngước lên thì bắt gặp ánh mắt của cô ấy.
Cô Chu bằng tuổi mẹ tôi nhưng cách cô nhìn tôi lại khác.
Khi cô ấy nhìn tôi, những nếp nhăn dưới mắt cô ấy thật dịu dàng.
Mắt tôi nóng bừng, tôi gật đầu thật mạnh. Tôi luôn nghĩ rằng nếu mình học thật giỏi cuộc sống sẽ ngày càng tốt hơn.
Cho đến một ngày, tôi nghe bố mẹ nói chuyện với dì Trang ở nhà bên.
Dì Trang nói: “Sau chín năm giáo dục bắt buộc, anh chị đã hoàn thành nghĩa vụ làm cha mẹ. Con gái chỉ cần học một chút là đủ rồi. Dù sao thì con gái cũng không phải là người nhà, để con bé vào nhà máy càng sớm càng tốt để kiếm tiền nuôi Tông Dao. Cũng đã tuổi này rồi, con bé còn không đi làm mà kiếm tiền tự nuôi sống mình. Nhà ai lại nuôi con gái lớn đến thế này? ”
“Diệu Diệu trông rất xinh đẹp. Đến khi gả đi, tôi sẽ đòi thêm sính lễ, để sau này còn cưới vợ cho Tông Dao. Diệu Diệu sau khi lấy chồng thì sinh một đứa con, ngoan ngoãn nghe lời chồng mà sống.”
“Chỉ vậy thôi sao? Chờ vợ Tông Dao sinh cho bà một đứa cháu trai mập mạp, tới lúc đó chỉ cần chờ đợi mà hưởng phúc.”
Bên ngoài vang lên tiếng cười nói vui vẻ. Đây là lần đầu tiên tôi thấy mẹ cười vui vẻ như vậy, mẹ tràn đầy khao khát cuộc sống mà dì Trang nói.