Đôi Mắt - Chương 1
1.
Cha tôi lớn lên trong làng, dựa vào thế lực của người chú trong gia đình, cưỡng ép mẹ tôi về làm vợ.
Vào đêm tân hôn, cha tôi dẫn theo mười mấy anh em, kéo mẹ tôi vào động phòng.
Tiếng khóc lóc và tiếng cười đùa tục tĩu kéo dài suốt nửa đêm.
Mẹ tôi không chịu nổi sỉ nhục, cầm kéo cắt đứt phần dưới của cha tôi, máu lập tức bắn ra khắp nơi.
Mọi người đều kinh hoàng, ngay trong đêm đã đưa cha tôi đi cứu chữa.
Nhưng đã quá muộn, cha tôi trở thành người không có thứ ấy.
Một thời gian sau, mẹ tôi mang thai và sinh ra tôi.
Lời đồn đại nhanh chóng lan truyền nơi, chúng tôi trở thành trò cười cho cả làng.
Khi tôi dần hiểu chuyện, tính cách cũng trở nên tự ti.
Những đứa trẻ trong làng chế giễu tôi bằng những câu vè. Các thành viên trong tộc coi cha tôi là nỗi nhục, những người anh em họ hàng cũng cắt đứt liên lạc với ông ta.
Đàn ông trong làng gặp cha tôi thì thường cố tình cởi quần ra và tè trước mặt, cười nhạo ông là “con chó hèn”.
Mẹ tôi trở thành đối tượng để họ mơ tưởng, và bị sờ mó trên đường là chuyện thường xuyên.
Một lần mẹ tôi suýt bị kẻ xấu kéo vào đống rơm. Cha tôi mắng mẹ không biết xấu hổ, sau khi uống rượu, ông tát và hỏi tôi là con của ai.
Tôi ngẩng mặt không nói gì, ông kéo tóc mẹ tôi đánh đập đến khi bà gục ngã.
Sau khi nổi điên xong, ông lại nhốt tôi và mẹ vào kho củi, để lại lời đe dọa:điê “Nếu dám bỏ trốn, tao sẽ chặt chân bọn mày!”
Mẹ ôm tôi khóc lóc, ghé sát tai tôi nói: “Mẹ không sống được bao lâu nữa, con lo liệu xác của mẹ xong thì chạy được bao xa cứ chạy, đừng bao giờ trở về!”
2
Qua vài ngày, mẹ thật sự qua đời.
Bà bị cha tôi đánh chết tươi.
Đêm đó, cha tôi không biết ở nơi nào lại say khướt trở về nhà, còn cầm lấy gậy sắt đánh lên người mẹ.
Tôi chạy đến ngăn cản, bị ông tát ngã xuống đất, đầu váng mắt hoa.
Gậy sắt đập xuống, mẹ tôi nằm dài trên đất bất động.
Ông ta lại dùng hết sức đập vào đầu mẹ khiến đầu của bà lõm xuống một lỗ lớn, máu tươi cùng não bên trong chảy ra đầy đất.
Mùi máu tanh tràn ra, làm cho cha tôi tỉnh rượu hơn phân nửa.
Ông ta đưa tay dò hơi thở của mẹ, rồi lảo đảo ngồi ở trên ghế, hai mắt mở to.
“Con mẹ nó, con mẹ nó sao mày không né…”
Ông ta nhỏ giọng lầm bầm một câu, rồi đứng dậy đi tới trước mặt tôi, dùng sức đạp tôi mấy cái, tức giận nói: “Đi đến kho củi lấy chiếu cỏ ra đây!”
Dưới ánh trăng, tôi cùng ông ta quấn mẹ trong chiếu cỏ rồi đưa đến bãi tha ma.
Đầu của mẹ tôi thỉnh thoảng lại lộ ra, trợn trắng mắt nhìn ông ta, khiến ổng sợ đến mức chửi cha mắng mẹ.
Chúng tôi vất vả lắm mới tìm được một khoảng đất trống trong bãi chôn tập thể.
“Mau chôn đi, đừng để người khác nhìn thấy!” Cha tôi khó chịu rống một tiếng, sau đó rụt đầu nhìn chung quanh.
Chim hoang ở đâu chợt kêu lên ai oán.
“Thứ xui xẻo!” Ông ta mắng một tiếng, cũng không quay đầu lại đi xuống chân núi.
Tôi nhẹ nhàng vén chiếu ra, nhìn mẹ máu thịt lẫn lộn mà nước mắt không ngừng chảy xuống.
Gió lạnh ban đêm làm cho tôi run lẩy bẩy. Tôi đem bàn tay mẹ kéo ra, nắm chặt.
Thi thể của mẹ lạnh ngắt, nhưng tôi vẫn cảm thấy ấm áp thân thiết.
Không có mẹ, tôi không biết nên sống thế nào.
Nếu như con người có thể chết đi sống lại, thật là tốt biết bao.
Nghĩ vậy, trong đầu tôi bỗng nhiên hiện lên một khuôn mặt già nua.
Người thợ mộc già trong làng.
Lý Nhị Đản cùng tôi chơi bùn đã từng nói: “Nếu đồ đạc trong nhà bị hư, chỉ cần đi tìm lão thợ mộc, bỏ ra năm đồng, bảo đảm sửa lại được!”
Tôi lập tức đứng dậy, sờ vào túi của mẹ, lấy ra năm đồng xu dính máu, rồi kéo cái chiếu quấn xác mẹ và đi về phía làng.
3
Lão thợ mộc râu dài từ khe cửa thò đầu ra, trên mặt là hai hốc mắt tối om.
Ông ấy là một người mù.
“Đã trễ thế này, có chuyện gì sao?”
Lưng ông còng, thoạt nhìn so với tôi còn nhỏ gầy hơn.
“Cháu muốn sửa đồ, Lý Nhị Đản nói ông cái gì cũng có thể sửa được.”
Ông ấy cười khan.
“Cháu muốn sửa cái gì?”
“Mẹ cháu bị cha đánh hỏng rồi, ông sửa lại giúp cháu.”
Ông ấy ngẩn người, thật lâu không có trả lời.
Một con cú bay ngang kêu lên một tiếng.
“Vào đi.” Ông ấy nói.
Trong nhà lão thợ mộc rất tối, chỉ có ánh nến yếu ớt đang không ngừng lay động, cả phòng tràn ngập mùi dầu sáp nồng đậm, khiến tôi ho khan.
Tôi dựa theo chỉ dẫn của ông ấy, đặt mẹ lên giường gỗ trong phòng.
Lão thợ mộc đi ra phía sau một lúc, khi trở về, trong tay ông ấy có thêm một cái túi vải lớn.
Trong đó có búa, đinh, kéo và rất nhiều sắt.
Ông ấy đưa tay sờ soạng trên người mẹ.
Xương mặt của mẹ đã vỡ thành từng mảnh, trên người cũng bị đánh đến da tróc thịt bong.
Lão thợ mộc nhanh nhẹn cởi bỏ quần áo, một lúc lâu sau thở dài, hốc mắt trống rỗng dường như có thể nhìn thấy vết thương trên người mẹ.
Tiếp theo ông đưa tay lấy ra một con dao bén nhọn, từ đỉnh đầu mẹ tôi vẽ thẳng đến rốn.
Rào rào rào…
Một tấm da người hoàn chỉnh bị lột ra.
Ông ấy ngâm da người vào trong thùng nước rửa sạch, lấy kim chỉ khâu lại từng vết thương.
Động tác của ông ấy khéo léo đến nỗi tôi tự hỏi có thật là ông bị mù không?
Cơn buồn ngủ chợt kéo đến, mí mắt không thể khống chế rũ xuống, tôi ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh lại, da người đã phơi trên giá áo.
Đầu mẹ tôi bị tách khỏi thân, đặt ngay ngắn trên bàn gỗ, cái lỗ trên đỉnh đầu nhét đầy bông trở nên tròn trịa.
Lúc này, lão thợ mộc đang cầm nhíp cẩn thận bóc miếng thịt vụn trên người mẹ, hai con mắt và răng của bà đã bị lấy ra, đặt lộn xộn trên bàn.
Ông ấy lại xoay người đi lấy một quả cầu gỗ đã bào xong, dùng thuốc màu cẩn thận vẽ.
Không bao lâu, vẽ ra hai con mắt trông rất sống động.
Ông đem mắt nhét vào hốc mắt của mẹ, lặp đi lặp lại điều chỉnh thật lâu, cuối cùng dùng hồ kết dính lại.
Đầu mẹ tôi giống như một món đồ chơi được ông ấy giữ ở trong tay cẩn thận quan sát.
Vẻ mặt của ông rất hài lòng, sau đó lại cẩn thận từng li từng tí mở miệng mẹ ra, đem những cái răng đã sửa chữa kia dùng đinh đóng vào từng cái.
Lúc này, bên ngoài có tiếng gà gáy.
Lão thợ mộc vội vàng đứng dậy, lấy da người phơi khô kia mặc lên người mẹ.
Tôi lại gần nhìn thoáng qua, tấm da đầy miếng vá, mặc ở trên người mẹ, cực kỳ không xấu xí.
Lão thợ mộc lại hết sức hài lòng với “tác phẩm” mà ông đã hao hết tâm huyết, liên tục gật đầu.
“Ông ơi, sao mẹ cháu không động đậy?”
“Đừng gấp, đừng gấp.” Lão thợ mộc sờ sờ đầu tôi, duỗi lưng và bắt đầu lẩm bẩm.
“Không cần ăn, không cần uống, có thể chạy, có thể nhảy, có thể ca hát.”
Ông bắt đầu lẩm bẩm một bài đồng dao kỳ lạ.
Sau khi lẩm bẩm liên tục một lúc lâu, mẹ tôi bỗng nhiên mở mắt ra.
Thật sự, lão thợ mộc đã sửa được mẹ tôi!
4
Trên mặt mẹ tôi lộ ra nụ cười kỳ quái, đường cong nơi khóe miệng khiến da mặt bị kéo căng.
Hồ dán chảy ra từ hốc mắt, và quần áo của bà vẫn dính vết máu đã khô.
Tôi đưa mẹ về nhà.
Cha tôi bị dọa sợ đến nỗi đứng tim, kéo tôi ra ngoài sân.
“Con đàn bà rẻ rách này sao có thể sống lại được?”
Nhìn vẻ mặt ông ta tức giận, tôi chỉ bình thản đáp: ” Mẹ tôi phúc lớn mạng lớn.”
“Bốp!” Một cái tát vang dội vào mặt tôi.
“Thằng ranh dám đùa với tao, đợi đấy, tao nhất định sẽ chặt ngón tay của mày để nhắm rượu!”
Nói xong, ông ta tức giận đi ra ngoài.
Trong mắt cha tôi, một người phụ nữ đã bị đưa đến nghĩa địa, dù có sống lại cũng là bị quỷ ám, đem về sẽ gặp xui xẻo.
Nhưng mẹ tôi không phải là quỷ ma, mà là do thợ mộc đã tốn rất nhiều công sức để sửa chữa. Điều này không ai biết được.
Khi mẹ trở về nhà, bà vẫn làm việc như trước, hàng ngày đi lấy nước và nấu ăn.
Nhưng tôi dần nhận thấy điều kỳ lạ. Bà dường như không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào và cũng không thể nói chuyện. Nếu mẹ có thể nói chuyện, thì tối nào bà cũng sẽ kể chuyện cho tôi nghe.
Tôi lại dẫn mẹ đến tìm lão thợ mộc.
Ông ấy nói rằng tai và họng của mẹ tôi đã hỏng nặng, nếu muốn sửa phải tháo ra và thay cái mới.
Tôi lại đưa cho ông năm đồng, ông nhận tiền và mang đầu mẹ tôi cùng với cổ ra sau nhà.
Âm thanh lạch cạch của công cụ hòa lẫn với âm thanh da thịt bị xé rách vang lên.
Sau khoảng nửa giờ, ông mới đem đầu mẹ ra.
“Tai và họng đã sửa xong rồi.”
Mẹ tôi có thể nghe thấy và nói chuyện trở lại.
Tai mới trông có vẻ hơi to, vết sẹo trên cổ cũng rất rõ ràng, cần phải dùng nhiều phấn trang điểm mới che được.
Nhưng tôi không quan tâm, vì mẹ cuối cùng có thể kể chuyện và dạy tôi học chữ.
Dù bà chỉ phát ra những âm thanh lạ lẫm, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc.
Tuy nhiên, tôi lại phát hiện ra một vấn đề mới.
Mẹ tôi không bao giờ ăn uống và không bao giờ kêu đói.
Sau khi đồ ăn được làm xong, bà chỉ nhìn tôi và cha ăn, còn bản thân chỉ mỉm cười.
“Không ăn uống thì sao có thể sống nổi?” Tôi lại báo với lão thợ mộc.
Thợ mộc mở bụng mẹ tôi ra và phát hiện bên trong bị hỏng nặng, toàn là lỗ. Ông lấy kim chỉ và dây thừng, sửa chữa từng chỗ hỏng.
Thân thể vá ngày càng nhiều, cơ thể của mẹ ngày càng không vững chắc.
Tôi thường nghe thấy tiếng “cọt kẹt” từ cơ thể mẹ, và cha tôi thường tìm thấy những bánh răng và đinh trong thức ăn.
Cha tôi cảm thấy mẹ tôi xúi quẩy, không cho bà vào nhà, ban đêm thì khóa bà vào kho củi.
Nửa đêm tôi len lén chạy ra xem, phát hiện mẹ đứng ở góc tường, vẫn duy trì nụ cười trên mặt.
Tôi đột nhiên phát giác, bà không giống mẹ tôi chút nào, bà chỉ là một hình nhân không có ý thức mà thôi.