Đào Đào - Chương 2
4.
Khi tỉnh lại, ta mới biết mình đã gây ra một trò cười.
Hóa ra, ta vốn bị đại phu nhân bán đi làm nha hoàn, căn bản không phải thiếp thất gì cả. Ta còn được gặp dáng vẻ thật sự của Phó đại nhân.
Ngài ấy như tiên nhân giáng trần, thật xứng đôi với phu nhân. Phải rồi, trước đây, người mà ta hầu hạ rửa chân suốt nửa tháng là… mã phu.
Nha hoàn tỷ tỷ bảo rằng, Phó đại nhân là Trạng nguyên, sau khi nhận chức liền đi ra ngoài xử lý nạn hạn hán, mãi đến gần cuối tiệc sinh nhật của phu nhân mới trở về.
Tỷ ấy còn nói, phu nhân và Phó đại nhân là thanh mai trúc mã, tình cảm sâu đậm. Thật vậy, kể từ khi Phó đại nhân trở về, phu nhân của ta đã bị ngài ấy chiếm mất.
Khiến ta mỗi ngày chỉ có thể lén lút trốn trong góc nhìn họ quấn quýt bên nhau. Không chỉ thế, đệ đệ của phu nhân, Tiểu Bảo, cũng thường xuyên sai bảo ta.
Lúc thì bắt ta chép mẫu tự, lúc thì cùng hắn giả vờ đánh nhau, đóng vai một hiệp khách bị hắn đánh chet.
Xong xuôi còn chê chữ ta xấu, vai hiệp khách đóng không đạt. Ta tức muốn cầm chổi đ//ánh cho hắn một trận, nhưng không dám.
Chỉ là lần sau khi hắn sai khiến, ta giả vờ như không thấy, không nghe. Ai ngờ hắn chẳng nói gì, trực tiếp ném cho ta một mẩu vàng.
Trời ơi, hóa ra hắn còn hào phóng hơn cả tỷ tỷ hắn.
Ta cắn nhẹ mẩu vàng, miệng run rẩy: “Thiếu… thiếu gia, ta không chỉ biết đóng vai x//ác chet, mà còn biết đóng cả động vật, hay… bất cứ thứ gì thiếu gia muốn!”
Cuối cùng thì ta cũng không phải đóng vai động vật, mà vị kim chủ của ta lại phải quỳ trong từ đường.
Thiếu gia không thích đọc sách, tính tình ngỗ nghịch, lại thích gây chuyện thị phi. Cách vài ngày lại chọc phu nhân giận đến mức nàng phải cầm roi ngựa đuổi theo hắn khắp sân.
Ta đếm không xuể những lần hắn bị đ//ánh vì các tội như tr//ộm bài thi, lột quần người khác, vẽ rùa trên mặt thầy…
Tóm lại chẳng có việc nào là tốt đẹp.
Phu nhân từng dạy ta, những kẻ như hắn được gọi là “mèo chê chó ghét”.
“Ngươi thật là giỏi nhỉ, con trai của Hộ bộ thị lang mà ngươi cũng dám đạp, còn đạp thẳng xuống hố phân!”
Trong từ đường, phu nhân tức đến đỏ mặt, roi dài trên tay quất nghe chan chát.
Trước đó, phu nhân của Hộ bộ thị lang dẫn theo cả đoàn người hùng hổ đến tìm phu nhân đòi lại công bằng.
Nghe nói công tử nhà họ suýt chet đuối trong hố phân, nhất định bắt phu nhân phải đ//ánh ge//ãy một chân của thiếu gia để đền bù.
Phu nhân phải khuyên nhủ rất nhiều, mãi mới dàn xếp ổn thỏa bằng cách đền bù hơn nửa gia tài. Phu nhân nén giận hỏi thiếu gia vì sao lại làm vậy.
Thiếu gia cứng cổ, không chịu khuất phục: “Kẻ mở miệng chỉ toàn là phân, phải ở trong hố phân!”
Không nghi ngờ gì, hắn lại bị ăn roi. Phu nhân tức đến mức đ//ấm ngực, nhưng sau khi đ//ánh xong vẫn sai ta mang thuốc cho hắn.
Ta không cam lòng, nên khi bôi thuốc cho thiếu gia, ta cố tình mạnh tay hơn một chút, nghe hắn đau đến mức kêu rên, ta mới cảm thấy thoải mái hơn.
Hắn suốt ngày làm phu nhân giận, đáng đời bị đau!
5.
Sáng đến tối đi, khắp sân trong phủ nơi nào có thể ch//ôn bảo vật, ta đều đã ch//ôn đầy.
Phu nhân hào phóng, còn tiểu thiếu gia lại tiêu tiền như nước, ta vì thế mà ch//ôn giấu ngày càng nhiều.
Có lẽ, ta là nha hoàn may mắn nhất trần đời. Đôi lần nghe các phụ nhân nhắc đến việc nhà họ xử tử một tỳ nữ không an phận, giọng nói nhẹ bẫng như giẫm chet một con kiến.
Nếu không gặp được phu nhân, chỉ e rằng ta cũng chung số phận, bị bọc trong một manh chiếu rồi bỏ x//ác.
Làm gì có ngày tháng tốt đẹp như thế này, vừa được kiếm bạc, lại còn được phu nhân dạy viết chữ, hiểu lễ nghĩa, và cách đối nhân xử thế.
Năm ta đến tuổi cập kê, phu nhân đã đưa cho ta khế ước bán thân như một món quà sinh nhật.
Nàng nói rằng nếu ta muốn lấy chồng, nàng sẽ chuẩn bị sính lễ cho ta. Còn nếu ta muốn ở lại làm việc cùng nàng, nàng sẽ sắp xếp cho ta học việc ở tiệm vải.
Ta không hiểu sao nàng lại hỏi vậy, ngày nào ta cũng quấn quýt bên nàng, trong mắt ta làm sao có thể chứa thêm tên nam nhân nào khác?
Cả đời này, ta tuyệt đối không nghĩ đến chuyện lấy chồng, không muốn đi làm trâu làm ngựa cho người khác, chỉ mong theo phu nhân để kiếm tiền.
Ta đã tính toán cẩn thận, sau khi trích một phần bạc gửi về cho mẹ hàng tháng, ta vẫn còn dư hơn ba mươi lạng bạc.
Nếu tiếp tục như vậy thêm vài năm nữa, ta sẽ có thể mua một căn nhà ở huyện thuộc Hòa Kinh, để mẹ được an nhàn tuổi già.
Phu nhân từng nói, ước mơ của nàng là trở thành thương nhân tơ lụa giàu có nhất Vĩnh Nguyên.
Ta suy nghĩ thật nghiêm túc, rồi đáp: “Vậy thì, nô tỳ sẽ theo phu nhân, trở thành nha hoàn giàu có nhất.”
…
Ta vốn nghĩ rằng mình sẽ sống cả đời bên cạnh phu nhân, hầu hạ con cái nàng, rồi hầu hạ cả cháu nàng.
Nhưng biến cố lại đến mà không hề báo trước.
Một đám quan binh mang theo đuốc xông vào phủ, bắt phu nhân và Phó đại nhân đi.
Tin đồn Tân trạng nguyên Phó Kỳ lợi dụng nạn hạn hán để vơ vét tài sản lan truyền khắp nơi. Người hầu trong Phó phủ lục đục thu dọn hành lý, tìm nơi khác nương tựa.
Lúc ấy, ta còn ngây thơ nghĩ rằng phu nhân chỉ đi một thời gian rồi sẽ về.
Ta ở lại trông nom phủ đệ rộng lớn, lòng đầy bất an, chỉ biết hết lần này đến lần khác quét dọn từng góc trong phủ. Phu nhân yêu thích sạch sẽ, ta nghĩ rằng khi nàng về, nhìn thấy phủ sạch sẽ chắc chắn sẽ vui lòng.
Nhưng phu nhân vẫn mãi không quay lại.
Một đêm mưa, Trung bá bá, người đã rời phủ từ lâu, đến gõ cửa Phó phủ. Ta mừng rỡ chạy ra đón, nhưng lại thấy trên xe đẩy là tiểu thiếu gia, toàn thân đẫm m//áu.
Trung bá bá toàn thân ướt sũng, sắc mặt vô cùng khó coi. Ông nói phu nhân đã bị nhốt vào ngục tử, không thể trở về nữa.
Thiếu gia vì tìm kiếm sự giúp đỡ khắp nơi, giữa đường bị kẻ thù phục kích trong con hẻm, bị đ//ánh gần chet.
Y quán không chịu nhận, lang trung cũng không mời đến được, chỉ e là kẻ thù đã can thiệp. Cuối cùng, không còn cách nào khác, Trung bá bá đành đưa thiếu gia về lại Phó phủ.
Ta cùng Trung bá bá khiêng thiếu gia vào trong phủ.
Trước khi rời đi, Trung bá bá nhìn ta, muốn nói lại thôi.
Ta biết ông muốn nói gì, chẳng qua là khuyên ta làm người phải biết điều, tự lo liệu cho mình trước khi quá muộn.
Trung bá bá trong nhà có mẹ già tám mươi tuổi, con trai bệnh tật triền miên đã nhiều năm, tiền bạc phu nhân trả hàng tháng cũng không đủ lo thuốc men.
Trước đây, mỗi lần làm việc chung, ông thường than thở rằng cuộc đời khốn khó, sống chẳng khác gì trâu ngựa.
Ông có nỗi khổ riêng, ta hiểu điều đó. Vì gia đình mà ông tìm đường khác, ta không trách.
Nhưng phu nhân đối với ta ân trọng như núi, khi nàng không ở đây, tất nhiên ta phải thay nàng chăm sóc đệ đệ nàng chu toàn.
6.
Thiếu gia người nóng hầm hập như bốc khói, ta lo đến độ nhảy dựng lên.
Ta không tinh thông y thuật, bây giờ mới hối hận vô cùng vì trước đây lúc phu nhân nhặt thảo dược, ta chỉ lo đuổi muỗi mà không học được chút nào.
Bất đắc dĩ, ta gom hết tất cả thảo dược trong phủ sắc thành một bát nước đen ngòm, rồi một hơi đổ thẳng vào miệng thiếu gia.
Suốt ba ngày liền, ta không dám chợp mắt, cứ cách một lúc lại kiểm tra hơi thở của thiếu gia, sợ rằng hắn không chet vì kẻ thù mà lại bị ta hạ đ//ộc mà chet.
May mắn thay, ba ngày sau thiếu gia tỉnh lại, nhưng chúng ta bị bọn sai nha đến niêm phong phủ đuổi ra ngoài, bị áp giải đến ngôi làng tạm cư dành cho lưu dân ở ngoại thành.
Thiếu gia còn rất yếu, chỉ vừa tỉnh lại một lúc rồi lại thiếp đi.
Các đại nương trong làng rất nhiệt tình, mang cháo và nước đến cho chúng ta, còn chưa chịu đi ngay mà quây lại bên cạnh thiếu gia, xuýt xoa khen ngợi rằng chưa từng thấy nam tử nào tuấn tú như vậy.
Ta thì chẳng thấy thiếu gia có gì khác người thường, ai mà chẳng có hai mắt, một mũi, và một cái miệng.
Trần bá bá trong làng từng là lang trung, ông bảo rằng vết thương của thiếu gia rất nặng, m//ạng thì giữ được, nhưng chân đã g//ãy, cần phải đắp thuốc rồi nằm yên một chỗ. Còn sau này có đi lại được hay không thì phải tùy vào số mệnh.
Loại thảo dược nối x//ương ấy mọc trên núi Đại Vân, cách đây chừng ba mươi dặm. Trong thành cũng có bán, nhưng ta không có bạc.
Dưới cái nắng gay gắt, leo lên ngọn núi hiểm trở, ta mới thấy hối hận, tự trách bản thân sao lại đem ch//ôn giấu hết của cải dưới đất, để đến khi bị đuổi khỏi phủ thì trong tay không còn một xu dính túi.
Thiếu gia tuy đã tỉnh, nhưng lại như mất hồn, suốt ngày không nói không rằng, chỉ ngồi đờ đẫn nhìn mái tranh.
À không, hắn còn có thể vung tay hất đổ chén thuốc.
Mấy ngày liền, tất cả thuốc mà ta cất công sắc cho thiếu gia đều bị hất đổ. Đến nỗi Trần bá bá cũng không chịu được mà lên tiếng.
“Tiểu Đào đi mấy ngày mới hái được thuốc về, hai tay bị chất đ//ộc làm cho đỏ tấy, sưng vù lên. Ngươi không nên phụ lòng tốt của nàng ấy.”
Thấy thiếu gia vẫn không phản ứng, ta cùng Trần bá bá bàn bạc, quyết định dùng sức ép buộc hắn uống thuốc.
Ta không quan tâm hắn có oán giận hay không, chỉ cần chữa lành vết thương cho hắn, để phu nhân khi biết được có thể yên tâm.
Ta đã xắn tay áo, chuẩn bị sẵn sàng để kéo giữ thiếu gia, nhưng không ngờ khi ta vừa bê chén thuốc đến bên giường, hắn lại khẽ hé miệng, dù mặt mày nhăn nhó nhưng cuối cùng cũng chịu uống.
Chuyện phu nhân bị giam vào ngục tử hình như một ngọn núi đè nặng lên lòng ta.
Nhưng ngoài việc uống thuốc, thiếu gia chỉ nằm im bất động, mắt nhắm nghiền.
Sợ rằng nhắc đến phu nhân sẽ khiến thiếu gia thêm đau lòng, ta đành tạm gác lại, đi giúp các đại nương trong làng trồng trọt để đổi lấy lương thực.
May mà các đại nương ở làng này rất tốt bụng, tuy là dung mạo thiếu gia cũng giúp ích ít nhiều, những ngày qua chúng ta sống nhờ vào cháo và bánh bao mà họ cho.
Nhưng dựa vào lòng tốt của người khác để sống thì không thể lâu dài, hơn nữa thiếu gia cần tiền để chữa thương, phu nhân cũng cần tiền để lo liệu mọi việc trong ngục.
Sau khi sắp xếp cho thiếu gia ổn thỏa, ta đi bộ mười dặm vào thành tìm việc làm.
Phu nhân đã dạy ta nhiều thứ, từ đọc viết đến tính toán sổ sách, chưa kể ta còn có sức khỏe, nhất định có thể tìm được việc.
Nhưng trời không chiều lòng người, ta đến quán trà thì bị đuổi, đến tửu quán thì bị chê cười, nói chung là đi đâu cũng bị từ chối.
Mấy ngày liền, nơi nào ta cũng gặp khó khăn.
Ta không chịu bỏ cuộc, mượn đại nương trong làng một giỏ hoa để ra chợ phía Tây thành bày bán, tưởng mọi chuyện sẽ ổn, nhưng đến khi dọn hàng thì gặp một đám côn đồ. Chúng không chỉ c//ướp hết tiền bán hoa mà còn đạp ta một cái.
Thế là xong, không những không kiếm được tiền, mà còn mắc nợ đại nương trong làng một khoản.
Lúc ấy, ta mới nhận ra có điều gì đó không ổn. Chợt nhớ lại lời Trung bá bá từng nói về kẻ thù đã đánh trọng thương thiếu gia.
Chẳng lẽ bọn chúng đã giở trò sau lưng ta?
Nhưng thiếu gia đã bị thương nặng thế này, mối thù lớn đến đâu cũng đã nên chấm dứt, cớ gì chúng vẫn còn muốn gây khó dễ cho ta?
Khoan đã, liệu có phải thiếu gia đã sát hại cha mẹ chúng, hay cướp thê tử của người ta không?
Nghĩ đến những việc làm tồi tệ trước đây của thiếu gia, ta thấy khả năng này không phải là không thể!