Cha Đừng Ngược Nữa, Mẹ Tôi Mất Ba Ngày Rồi - Chương 6
32
Cao Trạm dắt tay mẹ tôi định đi, khi đi qua cha tôi, ngài ấy cười nói: “Đúng rồi, ta có tặng một món quà hậu hĩnh cho Chu gia và Khương gia đấy, hãy về hưởng thụ đi.”
“Em họ, phải làm thế nào em mới có thể tha thứ cho ta?”
“Ngươi ch//ết, Tuyết Nương ch//ết, Chu gia và Khương gia ch//ết hết, ta mới có thể tha thứ cho ngươi.”
Mẹ tôi hỏi Cao Trạm: “Chàng đã chuẩn bị gì vậy?”
“Chỉ là chứng cứ bọn họ tham ô hối lộ thôi, à, còn cả một chứng cứ khác, chỉ về việc bọn họ thông đồng với địch khi tiên đế thân chinh.”
“Vậy bọn họ có chết không?” Tôi hỏi.
“Có lẽ vậy, ai biết rõ được? Chí ít cũng bị lột một tầng da. Còn Tuyết Nương gì đó, có khi con gặp mụ ăn xin đứt tay gẫy chân trên đường là có thể tìm được ả?”
Mẹ tôi im lặng.
Cao Trạm nhìn bà, khẽ hỏi: “Không vui?”
“Chỉ cảm thấy hơi mệt, có phần bẩn.”
“Nàng vẫn còn có ta, ngoan, chờ chúng ta làm xong hôn lễ là về núi Phạm Tịnh. Sau này chúng ta không quan tâm thế sự, chỉ làm một đôi thần tiên quyến lữ.”
Nghe vậy mẹ mới mỉm cười, ánh mắt bà nhìn sư phụ đầy ỷ lại và quyến luyến.
Mẹ tôi nên có được hạnh phúc như thế, nên được bảo vệ như vậy.
Hôn lễ của mẹ được tổ chức rất long trọng.
Cha tôi đã chạy về kinh thành từ lâu. Khi gặp lại ông ta là ngày chúng tôi rời khỏi thành quay về núi Phạm Tịnh.
Ông ta đã không còn là một tiểu hầu gia toàn thân cao quý, mà đã thành một tên tội phạm bị truy nã.
Trông ông ta bẩn thỉu rách rưới, môi trắng bợt, ánh mắt ủ rũ. Chiếc bánh bao tôi ném cho chó mà ông ta còn nhìn thoáng qua.
Đáng đời.
Tôi cho chó ăn cũng không cho ông ta ăn.
Chu gia và Khương gia bị trị tội, nam thì bị lưu đày, nữ thì vào tiện tịch, bị bán vào lầu xanh.
May là mẹ tôi trốn sớm.
33
“Chu công tử, nay ngươi đã đề danh trên bảng rồi, còn tới làm chi?”
Trong lời nói của Cao Trạm mang đầy sự mỉa mai.
Tôi nhìn mẹ.
Bà không thèm liếc nhìn cha tôi lấy một cái, chỉ lập tức lên xe.
“Em họ…” Cha tôi gọi bà lại.
“Dạo gần đây ta thường nhớ tới chúng ta thuở thơ ấu.” Ông ta ho khan một tiếng: “Khi đó bà ngoại còn sống, chúng ta thường tới nhà bà ngoại ở, ăn với nhau, ở với nhau, ngủ chung với nhau, ta nói trưởng thành sẽ cưới nàng, người lớn cứ cười trêu chúng ta, chỉ có nàng là nghiêm túc đồng ý. Mứt hoa quả ta luôn giữ lại cho nàng, đồ chơi hay ta đều dẫn nàng đi chơi cùng. Em họ, đi theo ta đi, ta sẽ chăm sóc nàng thật tốt.”
“Chính ngươi còn không đảm bảo vấn đề ăn uống, sao có thể chăm sóc tiểu thư được? Lúc sống ngày tốt lành thì chà đạp giày vò tiểu thư, giờ bị truy nã thì muốn dẫn tiểu thư nhà ta đi chịu khổ chịu vất vả chứ! Ngươi nghĩ hay lắm!” Đào Tử cô cô chống nạnh: “Biểu thiếu gia ạ, ngươi mau đi chăm sóc Tuyết Nương đi nhé, ngươi xem ả đang ăn xin ở xó đường nào thì mau đi cứu đi! Các ngươi mới là một cặp trời sinh, đừng tới tìm tiểu thư nhà ta nữa!”
Đúng lúc này quan binh xông tới.
Thấy quan binh là cha tôi bỏ chạy. Nhưng không rõ có phải lâu rồi không được ăn cơm hay sao mà ông ta không còn sức lực, chẳng mấy chốc đã bị quan binh đám đá cho một trận, trông dáng vẻ còn không bằng mấy tên lang thang.
Không tận mắt thấy được thảm trạng của Tuyết Nương đúng là có phần nuối tiếc.
Tôi đang nghĩ như vậy thì một ả ăn xin đứt tay cụt chân chỉ có thể bò sát ăn xin hét lên: “Chu công tử, cứu tôi với, cứu tôi với. Anh hại tôi thảm quá, tôi là người xuyên không mà, tôi không muốn làm ăn xin, tôi muốn gả vào phủ Hầu gia, muốn làm kẻ đứng trên kẻ khác. Chu công tử, tôi mới là quan phối của anh! Chu công tử, cứu tôi với!”
Một quan binh thấy ả ta ồn quá, bèn tung cước đá một phát, chính giữa ngực Tuyết Nương.
Tuyết Nương hộc ra một ngụm máu, đầu đụng vào cầu đá, run rẩy hai cái rồi không còn động tĩnh gì nữa.
Cha tôi sợ quá, vội quỳ xuống xin tha: “Quan gia tha mạng, tha mạng, tôi không họ Chu, tôi chỉ là một kẻ nhà quê, là bà con xa của Cao phu nhân, không tin thì ngài hỏi bọn họ…”
“Thằng nhãi ranh còn dám lừa bố à, bố m//óc mắt mày!”
Cha tôi nhìn mẹ tôi cầu xin: “Em họ, ta tới để gặp nàng mà.”
Mẹ tôi thản nhiên đáp: “Không quen.”
Chúng tôi lên xe ngựa. Trong tiếng bánh xe ngựa lăn lộc cộc, tôi nghe thấy quan binh chửi bới: “Dám lừa bố à! Hôm nay m//óc mắt mày!”
“Á!” Tiếng cha tôi rút lên thảm thiết vang vọng tận tầng mây.
Tôi vén rèm xe lên nhìn, thấy ông ta dùng đôi tay đẫm m//áu tươi đau đớn ôm mắt, lăn lộn dưới đất.
Mẹ bế tôi về, và thả rèm xe xuống.
Tôi khẽ hỏi: “Con còn muốn theo Nhã Ý tỷ tỷ đi câu cá nữa, sau này chúng ta có còn trở lại không?”
“Lên núi ở một thời gian trước đã, giao thiệp với người nhiều, mẹ mệt mỏi quá.”
34
Tôi tưởng cuộc sống trên núi Phạm Tịnh là ở trong nhà tranh vách đất, rồi tự mình trồng trọt chăn nuôi.
Rồi giống với nhà Nhã Ý tỷ tỷ. Tuy Nhã Ý tỷ tỷ mười ngón không dính nước mùa xuân, nhưng nhà chị ấy có vườn rau xanh, thi thoảng cha của chị ấy vẫn tự mình trồng rau.
Nhưng núi Phạm Tịnh chân chính hoàn toàn là một sơn trang, có đình đài lầu các, có cầu nhỏ với dòng nước uốn lượn, xung quanh rừng rậm um tùm, thi thoảng có đệ tử mặc y phục màu trắng luyện kiếm trong rừng.
Tôi nhìn mà ngạc nhiên lắm.
Mẹ tôi nhoẻn miệng cười, một nụ cười đã lâu không thấy: “Ta thật khờ, thế mà cứ luôn nghĩ rời bỏ chốn này chứ!”
“Về là tốt rồi.” Cao Trạm dịu dàng nói.
Tới nơi ở chính, khắp nơi là một màu đỏ rực, vừa vào cửa thì có một đệ tử nói: “Tông chủ nói Thiếu tông chủ thành hôn, phải tổ chức lại một lần ở trong sơn trang.”
Mẹ tôi hơi ngại ngùng xuống xe, đệ tử kia ngơ ngác kêu lên: “Tiểu sư muội?”
Mẹ tôi cảm thấy kỳ quái: “Ngươi biết ta?”
Đệ tử kia lại nhìn lại, rồi gãi đầu: “Cảm thấy là biết, nhưng mà… y da…”
Một đệ tử khác đứng bên cạnh vỗ đầu hắn ta: “Cả ngày cứ lải nhải linh tinh, dạo gần đây cậu ấy còn bảo luôn cảm thấy tất cả mọi chuyện hiện tại như đã từng xảy ra một lần, thiếu tông chủ, thiếu phu nhân, xin thứ lỗi.”
Đệ tử kia đỏ mặt, ngại ngùng gật đầu.
Mẹ tôi chỉ cười.
35
Sau khi trở về, tới tối, đầu tôi đau như muốn nổ tung, hệt như không ngừng bị kéo xé sang hai bên.
Mẹ luôn ôm chặt tôi. Bên ngoài dông tố kéo tới, hệt như toàn bộ bầu trời vừa bị đập ra một cái hố to.
Mưa to ba ngày ba đêm không dứt, bầu trời âm u tăm tối.
Tôi cực kỳ khó chịu, trong cơn mơ màng tôi nằm mơ.
Tôi mơ Cao Trạm nói với tôi: “Con vốn trốn thoát khỏi thời gian luân hồi, bị ta cướp tới, nay tâm nguyện ta đã thành, nếu con muốn tiếp tục sống thì bắt buộc phải vượt qua.”
Ở trong mộng tôi cũng đau tới mức không nói nên lời, ngài ấy đút cho tôi một bát m//áu, tôi cảm thấy đau đớn trên người giảm bớt rất nhiều.
Trên người ngài ấy rất lạnh, tóc rất ẩm.
Ngài ấy xoay người đi ra ngoài. Tôi thấy một cột sét đánh thẳng lên đỉnh đầu ngài ấy. Ngài ấy hộc máu, khuỵu chân quỳ xuống, một lúc lâu sau, ngài ấy hóa thành một con rồng bay lên trên bầu trời, tia sét kia vẫn đuổi theo đánh ngài ấy.
Ngày hôm sau, khi tôi tỉnh lại, bên ngoài đã hửng sáng sau cơn mưa dông. Mẹ tắm qua cho tôi, đổi bộ đồ mới rồi nói với tôi: “Xong rồi, trẻ con bị sốt là chuyện bình thường.”
Cổ họng tôi hơi ran rát, tôi kể cho bà và Cao Trạm về giấc mơ kia, hai người đều bật cười: “Có phải con lại đọc mấy chuyện kể truyền kỳ quỷ quái gì không?”
Tóc Cao Trạm đột nhiên bạc trắng hơn nửa, ngài ấy trông vẫn quang phong tễ nguyệt, tuy sắc mặt hơi nhợt nhạt, nhưng trông cả người cũng không tệ.
Ngài ấy khỏi bệnh hoàn toàn.
Tôi đổi giọng gọi ngài ấy là cha.
Tuy rằng tôi cảm thấy từ “cha” này không phải từ tốt đẹp gì.
Tôi có thêm một ông nội, nghe nói ông nội vốn là đại tướng quân, sau này không đánh giặc nữa nên chạy tới núi Phạm Tịnh xây sơn trang rồi sống đời ẩn cư.
36
Một ngày nọ, tôi thấy được truyền thuyết thần tiên ma quái trong một cuốn sách cổ: “Xưa có chúc long, chính là thần chưởng quản thời gian. Mắt trái là trăng, mắt phải là trời, có thể khiến thời gian nghịch đảo. Lấy thân thần hành thuật đảo lưu thời gian thì tu vi giảm phân nửa, lấy thân phầm nhân hành thuật đó, tu vi tuổi thọ đều giảm phân nửa, mà lại chịu ba ngày lôi hình, chịu nỗi đau thiên đao vạn quả. Thi thoảng có chúc long tóc nửa bạc.”
Tôi hỏi Cao Trạm: “Cha là thần tiên chuyển kiếp ạ?”
Ông ấy gõ đầu tôi: “Con lại không lo viết công khóa cho tốt, cẩn thận mẹ đánh cho đấy.”
Ông ấy nhìn cuốn sách cổ kia, phất tay áo một cái, nét chữ trên sách biến mất.
Tôi dụi dụi mắt, tưởng mình bị hoa mắt.
Lúc này mẹ ôm em gái vào, nói với tôi: “Chi Chi, ông nội con nhặt được một con hổ nhỏ, bảo là muốn để con nuôi đấy…”
“A! Ông nội tốt quá!” Tôi reo lên một tiếng rồi chạy ào ra ngoài, hoàn toàn quên mình vừa xem cái gì.
Mẹ tôi hạnh phúc là được rồi.
Bà xinh đẹp như thế, dịu dàng lương thiện như thế, nên có cuộc đời tươi đẹp.
Em gái chạy đuổi theo sau tôi, cố kêu lên: “Chị ơi, chờ em với…”
—Hoàn—