Bỏ Hay Lấy - Chương 1
1
Hay lắm!
Cả gia đình đang nói dối tôi!
Họ đã tước đoạt quyền sống của tôi ngay từ đầu.
Sau khi bị vạch trần, ba mẹ hoàn toàn vạch trần sự dối trá công bằng trước kia.
Trói tôi trong tầng hầm tối đen, chỉ đốt một ngọn nến bên cửa sổ le lói.
Dùng thắt lưng quất tôi đến chết đi sống lại.
Ba tôi nói: “Cho mày mặt mũi rồi mà còn không thức thời.”
Mẹ tôi nói: “Đừng làm mặt nó bị thương, nếu không sẽ rất khó coi.”
Em trai tôi không nói gì cả.
Người có được lợi ích không cần phải nói, tài nguyên của cả nhà, thậm chí là mạng sống của tôi đều có thể lấy đi cho họ.
Kiếp trước chính là như vậy.
Sau khi em trai tôi tốt nghiệp, vì ở lại Bắc Kinh làm việc, hắn cầm hết tiền tiết kiệm của cả nhà và tiền làm nông của ba mẹ tôi đi, vậy mà vẫn chưa đủ.
Ba mẹ có biện pháp nào khác chứ, đương nhiên không thể để thân thích và bạn bè biết được chuyện này, mất mặt đến nhường nào cơ chứ.
Cuối cùng đành phải mượn chồng tôi.
Chồng tôi rất sĩ diện, bỏ ra một vạn cho ba mẹ tôi.
Sau khi mẹ chồng biết được, bà ta đau lòng đến rơi nước mắt, xúi giục chồng đánh tôi một trận.
Chồng tôi không nỡ nhưng hắn ta không muốn để mẹ phiền lòng.
Vì thế lúc nửa đêm tôi thức dậy đi vệ sinh, hắn ta hung hăng đạp tôi một cước từ phía sau.
Tôi đang mang thai đứa con 8 tháng tuổi, ngã uỵch xuống đất.
Chồng tôi lại không dám đưa đến bệnh viện.
Kéo dài tới hừng đông, hàng xóm qua lại, đợi đến khi mất hết mặt mũi mới đưa tôi đến trạm y tế trong thôn.
Tôi xuất huyết quá nhiều, một xác hai mạng, nằm trên cáng cứu thương đơn sơ.
Ba mẹ khóc lóc ầm ĩ một trận với nhà chồng tôi.
Chồng tôi vẫn không hết sĩ diện.
Bồi thường thêm mấy vạn đồng, còn bảo bọn họ kéo thi thể tôi đi.
Ba mẹ cầm tiền đến Bắc Kinh tìm em trai tôi.
Trước khi đi, còn rao bán thi thể tôi làm ‘minh hôn’ với làng bên cạnh, còn thêm được một khoản.
Nhà mẹ đẻ khen cái chết của tôi mang lại rất nhiều lợi ích.
Nhà chồng tôi lại mắng tôi là họa từ trên trời giáng xuống, hại người hại mình.
2
Tôi nhìn chằm chằm ngọn nến trên cửa sổ đến khi cháy hết, tôi cố gắng thoát khỏi trói buộc, nhảy ra ngoài.
May mắn là cửa sổ đủ rộng.
May mắn là do tôi quá đói bụng nên cơ thể gầy còm ốm yếu.
May mắn là dây thừng không buộc chặt.
Tôi đi bộ từ làng đến thành phố, đi suốt đêm.
Tôi biết con đường này, đây là đường đến trường trung học, cũng là đường đến nhà bác gái trong thành phố.
Bảy giờ rưỡi sáng, bác gái thức dậy đi làm, mở cửa nhà ra liền thấy tôi té xỉu trước cửa nhà bác.
Bác gái và chị họ đưa tôi đến bệnh viện.
Bác sĩ kiểm tra sơ bộ cho tôi, suy dinh dưỡng quá lâu, thiếu máu… so sánh với vết thương trên người thì không tính là gì.
“Cái thùng đậu kia chỉ toàn là đậu xanh…”
Tôi thì thầm không ngừng trong lúc hôn mê.
Sau khi tỉnh lại, tôi quỳ xuống dập đầu với bác gái.
Cầu xin bác đừng đưa tôi trở lại.
Bác đã đoán được chuyện gì đang xảy ra.
Nên bác ấy không thông báo cho ba mẹ tôi biết, chỉ bảo tôi cứ ở nhà bác.
Tôi dám chạy đến nhà bác gái cầu cứu là bởi vì kiếp trước, bác gái chính là người thành công duy nhất dám đứng lên phản đối ‘người lớn’ trong nhà.
Hơn nữa, kiếp trước sau khi tôi chết, sau khi bác gái và chị họ tới nhà tôi tế bái mới phát hiện tôi bị chôn trong huyệt mộ nhà người khác.
Chị họ là người làm truyền thông.
Cũng nhờ chị ấy phơi bày hành vi vô liêm sỉ của bọn họ, tro cốt của tôi mới được lấy về.
Em trai tôi bị đuổi khỏi công ty, bọn họ cũng bị bạo hành trên mạng.
Vì thế, bạn gái của em trai tôi ở Bắc Kinh cũng chia tay.
Họ rời khỏi Bắc Kinh, sau khi trở về quê hương, bọn họ còn bị chồng tôi và gia đình ‘minh hôn’ kia lần lượt đòi bồi thường.
Cuộc sống của bọn họ không dễ chịu chút nào, sau đó một đoạn thời gian thật dài đều bị người ta châm chọc.
Ba người bọn họ cảm thấy tôi là âm hồn bất tán, mới dẫn đến việc xui xẻo này.
Vì thế, bọn họ hỏi thăm địa điểm hạ táng tôi một lần nữa, đến nghĩa trang đào tro cốt của tôi lên.
Sau đó, bọn họ liền đi nơi khác, biến mất ở giữa biển người mênh mông.
Đúng như bọn họ dự đoán, tôi chính là ‘âm hồn bất tán’ kia.
Kiếp này, tôi lại trở về.
3
Ba mẹ tôi nhanh chóng tìm đến.
Nhưng được bệnh viện thông báo, tôi bị bệnh nan y, phí phẫu thuật rất cao.
Ngày hôm đó, bọn họ liền chạy trốn.
Chỉ để lại cho tôi một câu “Sinh tử đều do số trời”.
Vì thế, sau nhiều năm, lần đầu tiên bác gái tôi về thôn, định thương lượng chuyện phẫu thuật với ba mẹ tôi.
Ba mẹ đóng cửa không gặp, để bác gái tùy ý đập cửa rung trời.
Người trong thôn tới khuyên mở cửa nhưng ba mẹ tôi vẫn không chịu ra mặt, còn rủa tôi nhanh chóng chết đi.
Bác gái mắng bọn họ:
“Rõ ràng còn cơ hội sống mà lại nguyền rủa con gái mau chết đi.”
Ba mẹ hùng hồn nói:
“Người nghèo sinh bệnh, dù gì cũng chết, chết sớm cũng coi như tích đức, đừng liên lụy người trong nhà nữa.”
Bác gái bảo bọn họ viết tờ cam kết, để tôi làm con gái nuôi của bác gái, từ nay về sau tôi sống hay chết cũng không còn quan hệ với bọn họ nữa.
Ba mẹ không đồng ý, lấy lý do là tôi chưa xuất giá, chết cũng là người nhà bọn họ.
Người trong thôn nhìn ra ý đồ của bọn họ, hù dọa nói:
“Các người muốn kéo con gái chết cùng mới chịu ư? Đầu cơ trục lợi thi thể là trọng tội, phải vào tù đó!”
Thật ra, bọn họ có thể chu cấp cho tôi và em trai tôi học đến trung học cơ sở chứng tỏ bọn họ không nghèo đến mức đó.
Nhưng bọn họ cảm thấy tôi chưa kết hôn đã chết, chính là cô hồn vô chủ.
Nếu kết đôi với người chết khác nghĩa là tôi đã có chủ nhân, còn có thể kiếm thêm một khoản, không tốt hơn sao?
Chủ ý của bọn họ khiến bác gái ghê tởm vô cùng.
“Cái gì mà ba mẹ có tâm địa thối nát chứ, Quý Lệ phải thuộc về chúng tôi.”
Ba tôi cực kỳ khinh thường nói:
“Chị gái à, chị không vào được phần mộ tổ tiên rồi, cần gì phải đến đòi con gái tôi làm gì, chị muốn nó có kết cục giống chị ư?”
Bác gái tôi càng ra sức mắng ông ta một trận.
“Năm đó ba mẹ khắc nghiệt với tôi như nào, mà hiện tại cậu vẫn là đồ nghèo rớt mồng tơi. Cậu cứ việc khắt khe với con gái đi, để xem con trai cậu sau này sẽ như thế nào!”
“Nhìn cậu nghèo như vậy là biết phần mộ tổ tiên không hợp phong thủy rồi, thế nên mới nuôi ra kẻ có tâm địa thối nát như cậu!”
“Tôi chẳng muốn chôn cùng phần mộ tổ tiên đó đâu, khi còn sống mà vẫn nghèo thì lúc chết cũng nghèo thôi!”
Ba câu đều nhắc tới chữ ‘nghèo’ khiến sắc mặt ba tôi thay đổi ngay tại chỗ.
Người ngoài không biết chứ ông ta sợ nhất là chữ ‘nghèo’ kia, nhưng bác gái tôi lại biết rất rõ.
“Được! Viết thì viết! Quý Lệ, con ranh con chết tiệt kia, chị mau mang nó đi để xem sau này nó có kéo chị nghèo cùng hay không!”
Ba ta đáp lễ như thế nhưng rõ ràng khí thế không bằng bác gái.
Người trong thôn liên tục líu lưỡi.
“Cậu chọc chị cậu làm gì? Từ nhỏ đã không cãi lại được, bây giờ còn dám cãi nhau tay đôi à.”
“Vinh Hoa vẫn lợi hại ghê nhỉ, bao nhiêu năm rồi vẫn không thay đổi gì!”
“Không lợi hại thì sao năm đó có thể rời đi được chứ?”
…
Dưới sự chứng kiến của người trong thôn, ba tôi lập cam kết, điểm chỉ.
Về sau Du Quý Lệ tôi chỉ thuộc về bác gái, không còn chút quan hệ nào với Du Phát Đạt kia nữa.
Bác gái cầm lấy bản cam kết, bảo Du Phát Đạt thề nguyện, sau này tuyệt đối không đến tìm con gái bác ấy nữa.
Du Phát Đạt lập lời thề.
Bác gái lạnh lẽo dặn dò:
“Cậu đừng hòng nuốt lời, nếu không con trai cậu chẳng thể phát đạt được, vĩnh viễn không giàu có được!”
Du Phát Đạt hung tợn trừng mắt nhìn bác gái.
“Chị cho rằng chị nhận nuôi con ranh con đó là chị sẽ được hưởng vinh hoa phú quý ư? Chị tự nhìn lại mình đi, đừng để sau này phải cô độc đến già, không ai chăm sóc tới cuối đời đó!”
Bác gái phản bác:
“Vậy thì chắc cậu chết sớm trước tôi rồi! Mong rằng con trai cậu phải chăm sóc cậu cuối đời, cả đời không thể làm việc lớn!”
Thôn ủy giải tán mọi người.
Bọn họ mắng tới mắng lui, đến nỗi người khác nghe xong còn sợ có tổn hại đến chính mình.
4
Tôi không bị bệnh nan y.
Bác sĩ bệnh viện là bạn tốt của dượng khi còn sống, bác sĩ đã lén đổi bệnh án của tôi với bệnh nhân khác.
Bệnh nhân kia không muốn kiểm tra đã bỏ chạy, bệnh viện còn chưa tìm bọn họ tính tiền thuốc men nữa.
Bác gái nói với tôi: “Sau này đi theo bác thì phải tuân thủ quy củ do bác đặt ra, phải học tập thật chăm chỉ, phải vào được đại học.”
Tôi cầu còn không được, thiếu điều dập đầu.
Bác giữ chặt tôi lại.
“Bác không đặt quy củ con cái phải dập đầu quỳ lạy mà, bác đã chết đâu.”
Chị họ khoát tay, thản nhiên tựa vào cửa phòng nhìn tôi.
Tôi bị nhìn đến nỗi không dám nhúc nhích.
“Em cố ý dựa vào mẹ chị phải không?”
Tôi sợ hãi, sống lưng chợt lạnh cóng.
Chị họ nhìn tôi chằm chằm một lúc.
“Tuy ngoài miệng mẹ chị độc ác nhưng tâm địa mềm yếu. Lúc nhỏ em mới tới nhà chị một lần mà đã nhớ kỹ địa chỉ, chị có thể coi thường em được sao?”
Thật ra ở kiếp trước, khi tôi kết hôn đã đến thành phố báo tin mừng cho bác gái nên nhớ rõ địa chỉ nhà bác.
Lúc bác gái cầm thiệp mời cưới, vẻ mặt của bác khi nhìn tôi và chồng, đến nay tôi vẫn nhớ rõ.
Đó là biểu tình bất đắc dĩ lại thương tiếc, không có nửa điểm chúc phúc cùng vui mừng.
Người sáng suốt đều biết hôn nhân của tôi chỉ là chuỗi bi kịch.
Tôi cúi đầu nửa ngày, cuối cùng cũng lên tiếng nói với chị họ:
“Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, vào được đại học, sau đó báo đáp bác gái và chị họ.”
Chị họ cười một tiếng.
“Em không cần báo đáp chị, báo đáp mẹ chị là được. Đám người nhà em chỉ toàn là kẻ cay nghiệt kia ấy mà, chị thấy một lần là đủ rồi, không muốn gặp lần thứ hai nữa!”
“Dù sao chị cũng sắp đến Bắc Kinh rồi, em cứ ở lại với mẹ đi.”
“Còn nữa, không được lén liên lạc với ba mẹ ruột của em nữa!”
Tôi không bị ảnh hưởng bởi lời nói của chị họ.
Trăm nhân tất có quả.
Bác gái trong lời nói của đám người lớn kia là đứa con gái ngỗ nghịch bất hiếu nhất, là kẻ vong ân phụ nghĩa…
Dù sao bình thường bác gái không bị nhắc tới, ngày lễ Tết được nhắc tới, tất nhiên sẽ được nhắc tới rất nhiều.
Vậy thì chị họ và họ hàng bên kia có ấn tượng gì về nhà tôi đây?