Bất Phục - Chương 6
14
Ngày ta thành hôn với thái tử, hệ thống như đã hứa đã khởi động chương trình xóa sổ.
Đêm đó, ta và thái tử ở bên cạnh An Nhiên.
An Nhiên mỉm cười và nắm chặt tay tôi.
“Tỷ tỷ, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm, không nên lãng phí thời gian vào những chuyện đau buồn.”
Đúng vậy, chúng ta còn rất nhiều việc chưa làm.
Đôi chân bị gãy vẫn còn chưa phục hồi.
Đôi cánh gãy vẫn chưa mọc lại.
Tiếng khóc của những bé gái trong tháp Anh nhi vẫn vang vọng khắp nơi.
Nữ tử vẫn bị coi là “gánh nặng”, vẫn bị mua bán như hàng hóa.
Con đường phía trước của chúng ta còn rất dài.
Nhưng trái tim ta thực sự đau đớn khôn nguôi!
Ta ôm chặt lấy nàng, không thể tự chủ được khóc nức nở.
“An Nhiên, cho phép ta khóc một chút nhé, chỉ một chút thôi…”
“Được rồi, vậy thì chỉ được đau buồn một chút thôi.”
Ngón tay gầy guộc của nàng lướt qua mái tóc ta, khẽ mỉm cười.
“Ta sinh ra vốn là núi cao chứ không phải suối nhỏ, ta muốn từ đỉnh núi nhìn xuống những con rạch tầm thường. Ta sinh ra vốn là nhân tài chứ không phải cỏ rác, ta đứng trên vai những vĩ nhân khinh miệt những kẻ hèn nhát yếu đuối!”
“Đây là khẩu hiệu của trường ta, bây giờ ta truyền lại cho tỷ.”
Giọng nói máy móc lạnh lẽo vang lên.
Âm thanh của hệ thống mang theo những tiếng khóc bắt đầu đếm ngược.
10, 9, 8, 7…
An Nhiên siết chặt tay ta lần cuối cùng, nhẹ nhàng nói:
“Thẩm An Bắc, tỷ là người ta đã lựa chọn bằng cả sinh mệnh, nhất định đừng làm ta thất vọng!”
Sau khi đếm ngược kết thúc, nàng từ từ nhắm mắt lại.
Hàng mi dài khẽ buông xuống, giống như đôi cánh bướm đang nhẹ run.
15.
Năm thứ hai sau khi thành hôn với thái tử, tiên đế băng hà.
Thái tử đăng cơ, phong ta làm hoàng hậu.
Ngày thứ hai sau khi được phong làm hoàng hậu, ta cùng hoàng thượng trở về phủ tướng quân.
Khi dùng chìa khóa mở kho báu, hoàng thượng và ta đều vô cùng kinh ngạc.
Bên trong kho báu rộng lớn, ngoài các bức tranh chữ, đồ cổ, còn có vô số sách vở chất đống như núi.
Dệt may, thêu thùa, y học, nấu rượu, chăn nuôi, trồng trọt…
Phân loại rõ ràng, muôn hình vạn trạng, vô cùng phong phú.
Ta phảng phất lại thấy bóng dáng nữ tử kiều diễm đó, đôi môi nàng khẽ mỉm cười, vui vẻ nói chuyện.
Nàng từng nói, nữ nhân không có địa vị xã hội chủ yếu là do chúng ta không có quyền lực kinh tế.
Để nâng cao vị thế của nữ nhân, trước tiên cần phải dạy cho họ khả năng tự kiếm sống.
Ta bắt đầu mở trường học dành cho nữ giới ở kinh thành.
Để khuyến khích dân thường cho nữ nhi đi học, chúng ta đã miễn hoàn toàn học phí, thậm chí còn phát thêm trợ cấp hàng tháng.
Trong học viện ngoại trừ những môn học cơ bản như Tứ thư Ngũ kinh,còn có những các kỹ năng thực tiễn.
Giang Chi Nhu là vị giáo viên đầu tiên ta mời về.
Ngay trong ngày đầu tiên giảng dạy, nàng đã xé nát hai cuốn “Nữ Đức” và “Nữ Giới” trước mặt tất cả học sinh.
“Ta sinh ra vốn là núi cao chứ không phải suối nhỏ, ta muốn từ đỉnh núi nhìn xuống những con rạch tầm thường. Ta sinh ra vốn là nhân tài chứ không phải cỏ rác, ta đứng trên vai những vĩ nhân khinh miệt những kẻ hèn nhát yếu đuối!”
Khẩu hiệu của trường do An Nhiên để lại được Hoàng thượng đích thân viết tay và treo trang trọng ở trước cổng.
Dần dần, sau khi loại bỏ tục bó chân, việc nữ tử đi học cũng trở thành phong trào.
Sau khi biết đọc biết viết, những người phụ nữ vốn dễ dàng bị khuất phục nay cũng đã có thêm mấy phần bản lĩnh.
Những tiếng nói phản đối nạn mua bán hôn nhân, kêu gọi bình đẳng nam nữ ngày càng vang dội.
Liên tục có những đại gia tộc lớn chỉ trích trường học nữ giới là phản đạo, trái lẽ thường.
Nhưng hoàng thượng vẫn làm ngơ.
Hàng năm tiền bạc vẫn chảy vào trường học nữ giới như nước.
Vài năm sau, Đại Tống xuất hiện nữ thương nhân đầu tiên được ca ngợi là nữ thiên tài kinh doanh.
Nữ y quan đầu tiên có thể sánh ngang Biển thước, Hoa Đà.
Nữ nhân đầu tiên được…
Trường học nữ giới không chỉ dạy học sinh kiến thức mà còn mở các cửa hàng như Trân Tú phường, Tàng Bảo Các, Tú Y phường, …
Sau khi học xong, nữ sinh có thể trực tiếp làm việc tại các cửa hàng do trường học nữ giới mở ra.
Hàng chục những cửa hàng trong kinh thành vẫn luôn tấp nập khách hàng, nhanh chóng phát triển thành hàng trăm cửa hàng, sau đó mở rộng ra các địa phương khác.
Nhờ vậy, quốc khố cũng dần dần trở nên sung túc.
Hoàng thượng cầm sổ sách trong tay, trong nháy mắt rưng rưng nước mắt.
“Nàng ấy nói sẽ trả lại gấp mười cho ta, quả nhiên không lừa ta…”
16 (Ngoại truyện)
Ta là công chúa Đại Tống, Lục Tư Khanh.
Kể từ khi sinh ra, ta đã tinh nghịch khác thường, hay trêu chó chọc mèo, leo trèo nghịch ngợm.
Ta thường xuyên đến cung điện của tổ mẫu để quậy phá, quấn lấy Nhu Gia cô cô chơi trốn tìm.
Khi ta chạy khắp cung điện, Nhu Gia cô cô luôn dùng một gương mặt cưng chiều nhìn về phía ta.
“Thật tốt, thật tốt!”
Ta hỏi người, tốt chỗ nào.
Nhưng người lại chỉ nói một câu mơ hồ:
“Có thể tự do chạy nhảy, không vướng bận gì, vậy là đủ tốt rồi.”
Mẫu hậu nói Nhu Gia cô cô lúc nhỏ bị thương ở chân, vì vậy cô cô rất ngưỡng mộ con.
Vì vậy, ta liền âm thầm nói với cô cô:
“Cô cô, con biết cô cô không thể đi xa, nhưng không sao cả.”
“Con sẽ đi rất nhiều rất nhiều những đường khác, đi thay cả cho phần của người.”
Nhung Gia cô cô vuốt ve mái tóc ta, khen ta là một đứa trẻ ngoan.
Năm 6 tuổi, mẫu hậu đưa ta vào học ở trường nữ học, giao con cho Khương học giám.
Cô ấy là nữ thi sĩ nổi tiếng nhất Đại Tống, cũng là nữ tử đầu tiên đỗ khoa cử.
Ngày nhập học, mẫu hậu và Khương học giám một trái một phải đứng cạnh ta.
Họ dạy cho ta từng chữ từng chữ được đề trước cửa.
Mẫu hậu đọc rồi lại đọc, cuối cùng lại rơi nước mắt.
Mẫu hậu từng là một nữ nhân mặt sắt, ta chưa từng thấy người khóc, nhưng lần này, người lại khóc vô cùng thương tâm.
Ta bị dọa đến hoảng hốt, muốn hỏi nguyên nhân, nhưng lại phát hiện ra Khương học giám vốn dĩ luôn nghiêm túc ít nói ít cười, cũng đang âm thầm lau nước mắt.
Hai người lặng lẽ rơi nước mắt một lúc lâu, mới nhớ ra bên cạnh còn một đứa nhỏ là ta.
Vì vậy, hai người họ lau khô nước mắt, nắm tay ta chậm rãi bước vào trường học nữ giới.
Mẫu hậu thở dài:
“Cuối cùng chúng ta cũng có thể khiến cho thế hệ sau của chúng ta được sinh ra trong thời đại tốt đẹp nhất.”
Khương học giám cũng khẽ thở dài một tiếng.
“Đúng vậy, thời đại tốt đẹp nhất.”
Bỗng nhiên con phát hiện ra bước đi Khương học giám cũng có chút lảo đảo, nghiêng ngả
Vì vậy ta liền nhỏ giọng hỏi:
“Khương học giám, khi còn nhỏ thầy cũng từng bị thương ở chân ạ?”
Khương học giám sứng người, sau đó xoa xoa đầu ta, nhẹ giọng nói:
“Đúng vậy. Bị thương rất nặng.”
“Tại sao nhiều người lớn bị thương ở chân khi còn nhỏ vậy ạ?”
“Vì ngày xưa có một con q.uái v.ật, nó rất thích cắn chân các bé gái.”
“Vậy sau đó thì sao?”
“Sau đó thì có một vị tiên nữ xinh đẹp đã đến. Nàng ấy thông minh, dũng cảm, giúp chúng ta g.iết c.hết con quái vật đó. Vì vậy không có quái vật nào có thể làm hại các bé gái nữa.”
“Wow, vị tiên nữ đó thật lợi hại!”
“Đúng vậy, vị tiên nữ đó rất lợi hại.”
(Hết)